[Học Woocommerce – Phần cuối] Cách dùng Action Hook và Filter Hook




data vpn
Bài này thuộc phần 38 của 38 phần trong serie Học Woocommerce

Khi chúng ta cần tùy biến một cái gì đó trong Woocommerce thì ngoài việc sửa các template mà mình đã nói ở phần trước, thì chúng ta còn có một lựa chọn khác đó là tận dụng các action hookfilter hook mà Woocommerce đã có sẵn để chúng ta có thể làm mọi thứ.

Phải xem nếu chưa biết:

Sử dụng Action Hook của Woocommrece

Nếu bạn đã xem qua hai bài gợi ý phía trên thì có thể hiểu action hook sẽ được tạo ra bởi hàm do_action() trong template. Và chúng ta thử mở tập tin archive-product.php trong thư mục template sẽ thấy một số đoạn thế này.

  <?php  /**  * woocommerce_archive_description hook  *  * @hooked woocommerce_taxonomy_archive_description - 10  * @hooked woocommerce_product_archive_description - 10  */
  do_action( 'woocommerce_archive_description' );
?>

Điều đó có nghĩa là nó đã gắn một action hook tên woocommerce_archive_description ngay tại vị trí đó, và thường thì các action hook này chúng ta sẽ sử dụng để xác định vị trí mà làm một hành động gì ngay tại vị trí của hook. Ví dụ mình muốn chèn một câu chào mừng nào đó vào vị trí cái hook đó thì sẽ có code như sau đặt ở functions.php trong theme:

 /* onetidc Testing Hook */
 function tp_before_main_content() {
  echo '<p>Đoạn chữ này sẽ xuất hiện phía trên danh sách sản phẩm.</p>';
}
 add_action('woocommerce_archive_description', 'tp_before_main_content');

Rất dễ hiểu và dễ sử dụng.

Ngoài ra, chúng ta có thể xóa một số hàm đã được móc sẵn vào hook vì các bạn có thấy đoạn comment là @hooked không? Đó chính xác là nó cho chúng ta biết có hàm đó đang được hook ngay tại vị trí này.

Bây giờ mình lấy ví dụ là xóa cái phần tùy chọn sắp xếp hiển thị trong trang cửa hàng đi nhé.

remove_action( 'woocommerce_before_shop_loop', 'woocommerce_catalog_ordering', 30 );

Đoạn trên nghĩa là mình xóa hàm woocommerce_catalog_ordering() ra khỏi hookwoocommerce_before_shop_loop và nó sẽ thực thi với độ ưu tiên là 30. Đơn giản là ta dựa vào thông tin này là biết:

  <?php  /**  * woocommerce_before_shop_loop hook  *  * @hooked woocommerce_result_count - 20  * @hooked woocommerce_catalog_ordering - 30  */
  do_action( 'woocommerce_before_shop_loop' );
?>

Xem toàn bộ Action Hook của Woocommerce

Sử dụng Filter Hook

Trong WordPress, Filter Hook sẽ được khai báo bằng hàm apply_filters() và cho phép chúng ta sửa lại nội dung code mà hook đó được thiết lập. Ví dụ bạn mở tập tin /templates/single-product/sale-flash.php sẽ thấy đoạn sau:

 <?php echo apply_filters( 'woocommerce_sale_flash', '<span class="onsale">' . __( 'Sale!', 'woocommerce' ) . '</span>', $post, $product ); ?>

Trong đoạn code trên, nó đã tạo ra một filter hook tênwoocommerce_sale_flash và bạn có thể sửa lại nội dung HTML của nó mà bạn đã thấy, đồng thời nó còn chứa thêm hai biến tham số thêm vào để chúng ta có thể sử dụng.

Và khi cần sử dụng để filter, chúng ta sẽ có đoạn code sau để sửa lại nội dung mà chúng ta muốn. Ví dụ:

 /* onetidc Testing Filter Hook */
 function tp_sale_flash( $output ) {
  $output = '<span class="onsale onetidc">' . __( 'Giảm giá', 'woocommerce' ) . '</span>';
return $output;
}
 add_filter( 'woocommerce_sale_flash', 'tp_sale_flash' );

Bạn có thể tùy biến code kiểu gì cũng được, miễn là khi filter thì nhớreturn nội dung cẩn hiển thị ra nhé.

Xem toàn bộ filter hook của Woocommerce

Lời kết

Cách sử dụng hook trong WordPress nói chung và Woocommerce nói riêng cũng chỉ có bấy nhiêu đó mà thôi, nhưng quan trọng là chúng ta sẽ ứng dụng nó như thế nào cho linh hoạt. Thực tế mình thấy bây giờ khi chúng ta chưa cần thì có thể sẽ chưa biết làm cái gì với nó, nhưng khi bạn cần tùy biến Woocommerce thì nhớ nghĩ đến hook nhé.




data vpn

Leave your comment