Các nhà khoa học Nhật Bản thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Lượng tử Quốc gia (QST) và Đại học Osaka đã tạo ra bước đột phá trong việc nghiên cứu não bộ của con người bằng cách phát triển công nghệ “giải mã suy nghĩ” hoàn toàn mới. 

5pvkduiy8ltqoiko9pxd0m39pbtqo4u7.jpg
Với sự hỗ trợ của công nghệ AI, các nhà khoa học có thể tạo ra bước đột phá trong nghiên cứu não bộ con người.

Công nghệ mới dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) lần đầu tiên cho phép biến hình dung về các vật thể và phong cảnh bên trong bộ não con người thành các hình ảnh trực quan.

Với sự trợ giúp của AI, các nhà khoa học đã có thể bắt đầu tái hiện được những hình ảnh sống động, chi tiết trong trí tưởng tượng của những người tham gia thử nghiệm, ví dụ như một con vật với tai, miệng và các đốm trên lông hoặc một chiếc máy bay có đèn trên cánh.

Trong thí nghiệm mới, các nhà nghiên cứu đã cho những người tham gia thử nghiệm xem khoảng 1.200 hình ảnh, sau đó phân tích và đánh giá tỉ mỉ mối quan hệ giữa tín hiệu não và kích thích thị giác bằng cách sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ chức năng (fMRI).

Dữ liệu thu được được sử dụng để đào tạo AI, giải mã và tái tạo hình ảnh dựa trên hoạt động của não. Kết quả thí nghiệm cho thấy mô hình thành công trong việc tái tạo cả hình ảnh tự nhiên và hình dạng nhân tạo do người tham gia tưởng tượng.

Các nhà nghiên cứu cho biết sự ra đời của công nghệ tái tạo hình ảnh dựa trên hoạt động của bộ não người sẽ mở ra những cơ hội cho việc nghiên cứu các thiết bị liên lạc hoàn toàn mới.

Đồng thời, nó cũng cho phép các nhà khoa học nghiên cứu sâu hơn về cơ chế tạo ra ảo giác và giấc mơ trong não người.

Các công trình nghiên cứu trước đây liên quan đến việc tái hiện trí tưởng tượng trong bộ não con người tuy đã đạt được thành công nhất định, tuy nhiên, hình ảnh thu được chỉ giới hạn ở mức độ tối giản, ví dụ như khuôn mặt, dáng người hoặc các chữ cái. 

(theo Securitylab)

OpenAI vạch ra lộ trình an toàn mới trong phát triển AI

OpenAI vạch ra lộ trình an toàn mới trong phát triển AI

Lộ trình an toàn mới trong phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) của OpenAI sẽ tạo một khuôn khổ để giải quyết các rủi ro, cho phép hội đồng quản trị đảo ngược quyết định của các giám đốc điều hành.
AI sẽ đóng góp cho nền kinh tế Trung Quốc 4.200 tỷ USD vào năm 2035

AI sẽ đóng góp cho nền kinh tế Trung Quốc 4.200 tỷ USD vào năm 2035

Số liệu của các cơ quan nghiên cứu Trung Quốc đã chỉ ra triển vọng to lớn của trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia này trong khoảng 10 năm sắp tới.
Mỹ bổ sung AI vào danh sách các rủi ro tiềm ẩn đối với hệ thống tài chính

Mỹ bổ sung AI vào danh sách các rủi ro tiềm ẩn đối với hệ thống tài chính

Mỹ cảnh báo việc áp dụng nhanh chóng công nghệ AI có thể tạo ra những rủi ro mới cho hệ thống tài chính nếu công nghệ này không được giám sát đúng cách.
Bitdefender ra mắt ứng dụng AI miễn phí chống lừa đảo trực tuyến

Bitdefender ra mắt ứng dụng AI miễn phí chống lừa đảo trực tuyến

Dịch vụ chatbot miễn phí mới của Bitdefender có thể giúp phát hiện và xác định các nỗ lực lừa đảo trực tuyến thông qua email, tin nhắn văn bản, ứng dụng nhắn tin và mạng xã hội.
Phát triển nguồn nhân lực là ưu tiên mấu chốt trong kỷ nguyên AI

Phát triển nguồn nhân lực là ưu tiên mấu chốt trong kỷ nguyên AI

Lãnh đạo của công ty dịch vụ công nghệ thông tin hàng đầu thế giới Accenture coi vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI) là vấn đề mang tính mấu chốt.