3 dịch vụ Remote Backup cho WordPress bạn nên biết

Có một vấn đề cho các bạn sử dụng share host (dịch vụ host thông thường) khi sử dụng các plugin backup như BackWPUp hay BackupBuddy đó là hay bị lỗi timeout hoặc HTTP nếu dữ liệu website quá lớn. Nguyên nhân chính là ở các gói share host đa phần đã bị giới hạn tài nguyên sử dụng như CPU, PHP RAM và MAX REQUEST TIMEOUT.

Vậy không lẽ bạn định nâng cấp lên VPS với chi phí gấp mấy lần share host chỉ để backup hay bạn muốn backup thủ công? Không có cách nào tối ưu nhất cả vì backup thủ công rất mất công sức, không tối ưu, còn nâng cấp lên VPS thì chi phí quá cao.

Do đó, nếu bạn thật sự quan tâm đến vấn đề backup dữ liệu nhưng tài nguyên của host không cho phép thì mình khuyến khích bạn sử dụng các dịch vụ Remote Backup.

Remote Backup là gì?

Thông thường khi bạn tiến hành backup dữ liệu thì các công đoạn đó sẽ được xử lý ngay trên máy chủ của bạn, và nó sẽ chiếm rất nhiều tài nguyên để xử lý các công đoạn như xuất database, nén zip dữ liệu, check MD5 nên hay gây ra hiện tượng timeout như bạn thấy.

Nhưng Remote Backup lại khác, nó sẽ sử dụng phương thức kết nối vào website của bạn thông qua HTTP hoặc FTP hoặc sFTP và cũng có thể là SSH (nếu có) để tiến hành download các dữ liệu đó về máy chủ riêng của dịch vụ Remote Backup. Nghĩa là thay vì tốn nhiều tài nguyên để xử lý công đoạn backup thì bây giờ bạn chỉ tốn băng thông upload dữ liệu ra ngoài mà thôi.

 Tại sao nên chọn Remote Backup?

Các dịch vụ Remote Backup đều có cloud server nên các dữ liệu của bạn sẽ được lưu trữ an toàn tuyệt đối ở đó. Điều này vô cùng có lợi nếu chẳng may host bạn đang sử dụng gặp vấn đề gì và các file backup ở trên đó “bỗng dưng biến mất” thì hết đường binh. Thế nhưng dù được lưu trữ ở máy chủ cloud nhưng bạn vẫn có thể tải file backup của mình về máy từ máy chủ của họ.

Hơn nữa, các dịch vụ Remote Backup cho WordPress hiện nay đều hỗ trợ tính năng di chuyển dữ liệu sang một domain và host khác một cách dễ dàng cũng như hỗ trợ phục hồi dữ liệu nhanh chóng nên bạn sẽ đỡ chật vật hơn khi gặp sự cố.

Đó là chưa kể đến có một vài dịch vụ Remote Backup hỗ trợ backup theo thời gian thực (Real Time Backup) nên hễ website bạn có sự thay đổi là nó backup ngay.

Nói tóm lại việc sử dụng Remote Backup sẽ có lợi nhiều hơn là hại, dữ liệu được đảm bảo an toàn, website luôn trong tình trạng được sao lưu thường xuyên và dễ dàng trong việc phục hồi/di chuyển.

Nhưng trước hết, mình nói trước là các dịch vụ này không bao giờ miễn phí mà bạn phải trả dù chỉ là số tiền nhỏ. Xứng đáng đổi lại một giấc ngủ ngon cho bạn.

Dịch vụ Remote Backup nào tốt cho WordPress?

Nếu bạn quyết định chọn phương án này thì hãy nên tham khảo danh sách các dịch vụ Remote Backup thích hợp cho WordPress ở phía dưới và nên đọc kỹ các thông tin của từng dịch vụ để tìm ra một sự lựa chọn phù hợp.

Tất cả các dịch vụ này đều phải trả phí và bạn có thể trả qua Credit Cards (Mastercard, Visa) hoặc PayPal.

1. BlogVault – 8.5 điểm


http://vimeo.com/88638675BlogVault là một dịch vụ remote backup dành riêng cho WordPress hỗ trợ các kết nối thẳng thông qua một plugin của họ. Dịch vụ này có giá khởi điểm là $9/tháng dành cho 1 website và $19/tháng dành cho 3 websites.Cách cài đặt đó là bạn chỉ cần nhập domain cần backup vào. Sau đó nó sẽ yêu cầu bạn cài một plugin của BlogVault để nhận diện là xong.

Khu vực quản trị của BlogVault

Khu vực quản trị của BlogVault

Các tính năng đặc trưng

  • Back mỗi ngày 1 lần.
  • Tính năng Test Restore để bạn thử nghiệm quy trình khôi phục dữ liệu.
  • Lưu lại lịch sử backup và các file backup trước đó tại History.
  • Cho phép tải file backup.
  • Tính năng Auto Restore để dùng khôi phục lại dữ liệu trong trường hợp khẩn cấp.
  • Tính năng Migrate Site để di chuyển dữ liệu sang một domain khác trên host khác dễ dàng (xem video).
  • Hỗ trợ upload file backup lên Dropbox.

Ưu điểm

  • Không cần kết nối vào FTP, sFTP, SSH.
  • Hỗ trợ khách hàng cực nhanh. Chỉ cần bạn backup hay restore bị lỗi là họ tự chat với bạn ngay.
  • Restore dữ liệu nhanh nhất.
  • Dễ dàng chuyển host với tính năng Migrate Site. Mặc dù thời gian có thể hơi lâu so với bạn làm thủ công nhưng nó tự động.
  • Upload lên Dropbox để lưu trữ.
  • Giá cả phải chăng.

Nhược điểm

  • Chỉ backup 1 lần mỗi ngày.
  • Không có real time backup.
  • Không hỗ trợ restore từng file theo ý của mình.
  • Khi restore, migrate hay upload bạn không thể làm việc khác được vì cửa sổ popup của nó che mất.
  • Video hướng dẫn hơi khó nghe :holycrap:

2. VaultPress – 9 điểm

vaultpress-logo-teaser

Là một sản phẩm của Automattic (đơn vị chủ quản WordPress) nên nó chắc chắn sẽ làm việc với WordPress tốt hơn bao giờ hết. Đây là một plugin hỗ trợ remote backup khá tốt nếu bạn có nhiều kinh phí vì nó hỗ trợ real time backup.

Xem thêm chi tiết đánh giá VaultPress

Không giống như BlogVault, khi cài đặt VaultPress bạn cần phải nhập một trong các thông tin như sFTP, SSH, FTP và cài plugin của họ vào website.

Giá khởi điểm cho dịch vụ này là $5/tháng nhưng nếu bạn cần real-time backup thì phải trả $15/tháng. Một điểm khó chịu ở dịch vụ này là khung giá chỉ áp dụng cho 1 website duy nhất, bạn có nhiều website thì cứ nhân lên.

Tính năng nổi bật

  • Backup theo thời gian thật.
  • Hỗ trợ kết nối qua nhiều phương thức như FTP, SSH, sFTP, MySQL, HTTP AUTH,
  • Lưu file backup vĩnh viễn (ở gói $15/tháng trở lên).
  • Thống kê chi tiết quá trình backup.

Nhược điểm

  • Giá chỉ áp dụng cho một website duy nhất.
  • Restore dữ liệu hơi lâu so với BlogVault.
  • Dễ bị xung đột với cấc dịch vụ Firewall (như Incapsula chẳng hạn).

3. WPRemote – 5 điểm (FREE)

wpremote-service

WP Remote là một dịch vụ miễn phí nên chúng ta cũng không cần đòi hỏi quá nhiều từ nó. Dịch vụ này hiện tại sẽ hỗ trợ tự động backup dữ liệu và database trên website của bạn, đồng thời kiểm tra các yêu cầu cập nhật plugin/theme/phiên bản WordPress để bạn cập nhật ngay tại Dashboard quản lý của họ.

Mặc dù WP Remote có plan trả phí nhưng mình tìm mãi không ra chỗ nâng cấp.

Tính năng nổi bật

  • Cập nhật toàn bộ plugin/theme và phiên bản WordPress chỉ với 1 cú click.
  • Cho phép tải toàn bộ file backup hoặc chỉ tải database về máy.
  • Hỗ trợ JSON API.
  • Backup tự động.

Ưu điểm

  • Miễn phí.

Nhược điểm

  • Cũng là miễn phí. Bởi vì miễn phí nên nó không có tính năng gì nổi bật cả.

Semi-Remote Backup

Semi-Remote Backup là cái tên do mình tự đặt ra để chỉ phương thức backup trên server của mình rồi gửi file lên các dịch vụ lưu trữ đám mây như Dropbox, Amazon S3 hay RackSpace.

Mặc dù có thể sẽ tốn thêm ít tài nguyên khi nó chạy backup nhưng bạn vẫn có thể sử dụng lựa chọn này nếu kinh phí cho phép hay đơn giản là muốn áp dụng xen kẽ thêm một phương án đề phòng như Thạch đang sử dụng.

Việc backup và gửi file lên các dịch vụ này thì có rất nhiều plugin miễn phí để bạn sử dụng như:

Xem thêm: 3 plugin backup lên dịch vụ lưu trữ đám mây tốt nhất.

Lời kết

Mặc dù là trả phí nhưng mình nghĩ lợi ích mang lại từ việc backup là đã quá rõ ràng nên việc chi trả thêm 100, 200 nghìn đồng mỗi tháng không phải là một sự phung phí. Hơn hết, các dịch vụ Remote Backup lại hỗ trợ bạn đắc lực trong việc phục hồi hoặc di chuyển website dễ dàng nên bạn không cần tốn thêm thời gian làm các công việc nhàm chán này nữa.

Đó là 3 dịch vụ Remote Backup tốt nhất dành riêng cho WordPress mà mình biết, nếu bạn biết thêm dịch vụ nào nữa thì hãy giới thiệu nó cho mình để mình cùng trải nghiệm nhé.

Leave your comment