Tính năng này khuyến khích người xem “tìm các mặt hàng tương tự trên TikTok Shop” bằng cách nhấp vào trang sản phẩm, theo ảnh chụp màn hình và bài đăng. Trước đây, chỉ những người có ảnh hưởng (KOL) và thương hiệu được phê duyệt mới có thể gắn thẻ sản phẩm khi họ đăng nội dung lên ứng dụng.
Năm ngoái, công ty nguồn gốc Trung Quốc đã ra mắt phiên bản TikTok Shop tại Mỹ, nhằm kết hợp sự thuận tiện mua sắm giống Amazon với khả năng khám phá sản phẩm mới như trên Instagram.
Hoạt động kinh doanh mới là ưu tiên hàng đầu của TikTok, với mục tiêu bán được lượng hàng hóa trị giá 17,5 tỷ USD tại Mỹ trong năm nay.
Sự ra mắt của TikTok Shop đến nay nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Các thương gia được Bloomberg phỏng vấn vào tháng 12/2023 đã hoan nghênh ứng dụng này, khi chứng kiến doanh số kỷ lục trong kỳ nghỉ lễ đầu tiên – một phần do TikTok cấp voucher giảm giá và miễn phí giao hàng cho người mua. Công ty cho biết, trong tháng 11/2023, bao gồm Thứ Sáu Đen và Thứ Hai Điện Tử, hơn 5 triệu khách hàng mới đã mua sắm trên nền tảng.
Song, người dùng cũng đã phàn nàn về các sản phẩm giả và nhái được bán trên thị trường của TikTok. Một số người cũng cho rằng sự phổ biến của các bài đăng giống quảng cáo từ KOL đang phá hỏng trải nghiệm.
TikTok cung cấp hoa hồng cho người sáng tạo nội dung khi mua sản phẩm được thực hiện từ bài đăng của họ, tạo động lực cho họ để thúc đẩy quảng bá hàng hóa. Tính năng mới đang được thử nghiệm liên kết đến các sản phẩm trên bài đăng của người dùng thông thường nhưng không thiên về bán hàng, có khả năng mang lại trải nghiệm thú vị hơn cho những khách truy cập chỉ muốn giải trí.
(Theo SCMP)