Trước đây mình có giới thiệu đến mọi người một phần mềm tạo máy chủ ảo trên máy tính cá nhân (hay gọi tóm gọn là localhost) dành riêng cho Worrdpress là InstantWP với ưu điểm là được tích hợp sẵn một bản WordPress vào đó mà bạn khi tải về không cần cài đặt mà tiến hành chạy luôn, nó nhanh và gọn hơn là các bạn cài WordPress trên các localhost khác như WAMP hay XAMPP. Tuy nhiên hôm nay vô tình trao đổi trên DIYThemes forum thì mình có cơ hội biết thêm một phần mềm localhost khác nữa rất mạnh mẽ mà mình đã kết ngay từ cái nhìn đầu tiên, đó là DesktopServer cho ServerPress phát triển và thương mại hóa, tuy nhiên nó vẫn có phiên bản miễn phí cho các bạn dùng.
DesktopServer là bộ công cụ tạo máy chủ Apache ảo trên máy tính được tính hợp sẵn MySQL, PHP 5.3 và PhpMyAdmin để bạn có thể cài đặt được một blog Worpdress ngay trên máy tính cá nhân nhằm mục đích trải nghiệm WordPress hay nâng cao hơn chút là phát triển theme, plugin trên ngay máy tính mình mà không cần phải làm trực tiếp trên host. Nói tóm gọn lại là localhost có tích hợp sẵn WordPress ấy mà. :what:
Nhưng như thế vẫn chưa đủ, đó chỉ là các tính năng của phiên bản miễn phí. Nếu bạn là một lập trình viên chuyên nghiệp thường xuyên làm việc với WordPress (đặc biệt là đang sử dụng Coda 2 trên Mac) thì đừng bỏ qua các tính năng của DesktopServer Premium trị giá $49,95
Ngoài hỗ trợ các tính năng miễn phí mà mình kể trên, DesktopServer Premium còn hỗ trợ một số tính năng mà ở các phần mềm khác không bao giờ có được.
Và đây là video ngắn giới thiệu cách cài 1 site WordPress cực đơn giản với DesktopServer.
Có thể nói đây là một bộ phần mềm localhost rất hay mà từ đó tới giờ mình chưa bao giờ thấy qua nó lại mạnh mẽ đến như vậy. Hiện tại mình vẫn đang làm việc và trải nghiệm trên phiên bản miễn phí nhưng có lẽ mình sẽ nhanh chóng upgrade nó lên trả phí với giá là $49,95 để hưởng các lợi ích tuyệt vời của nó, đặc biệt là hỗ trợ Dreamweaver và Coda 2, vốn là 2 IDE quan trọng của các designer trên Windows và Mac.
Sau khi tải về và cài đặt xong, bạn vào thư mục C:xampplite và chạy file DesktopServer.exe để chạy chương trình. Một cửa sổ thế này hiển thị ra.
Bạn chọn phần Create a new development website để tiến hành cài một website mới, tức là WordPress ấy. Cửa sổ tiếp theo như thế này sẽ hiển thị ra sau khi bạn ấn nút Next.
Ở đây các bạn có thể nhập tên cho đường dẫn domain với định dạng là .dev, phần Blueprint thì bạn chọn gói cài đặt WordPress và Site Root là thiết lập đường dẫn lưu các tập tin trong site WordPress của bạn. Tiếp tục nhấn nút Create để nó tiến hành khởi tạo database và thiết lập các thông số cần thiết, hoàn toàn tự động.
Và cuối cùng là bạn chỉ cần truy cập vào website với tên miền .dev mà bạn đã thiết lập để tiến hành tạo tài khoản admin và đăng nhập. Xong quá trình cài đặt WordPress trên localhost. :ah:
Các bạn đã thử trải nghiệm phần mềm này chưa? Và hãy cho mình biết cảm nhận của các bạn nhé. Khi nào mình mua bản Premium sẽ có video sau.