7 nhà cung cấp host không nên dùng

Hosting chất lượng kém nhất

Hosting chất lượng kém có thể ngăn cản sự phát triển của website.

Trong các bài đánh giá hosting mà mình đã từng viết thì hầu như chỉ có mỗi Mochahost là mình viết ra thành bài viết riêng để chê bai hết lời và khuyến khích không sử dụng, còn lại thì hầu như mình chỉ giới thiệu các nhà host có uy tín, chất lượng tốt.

Sở dĩ mình không đề cập tới vì nó quá nhiều đi, hầu như tháng nào mình cũng gặp nên nếu viết ra thành bài thì không biết bao nhiêu mới đủ. Vì vậy mình đã có một giải pháp khác đó là liệt kê danh sách các nhà cung cấp host tệ nhất mà có thể bạn sẽ được nghe PR nhiều nhất (huê hồng trả cao quá mà) để mọi người biết mà tránh xa.

Host như thế nào được gọi là tệ?

Để xác định được một hosting chất lượng thấp thì người ta thường căn cứ vào các yếu tố sau:

Tốc độ xử lý

liquidweb-toc-do-3

Tốc độ xử lý của host LiquidWeb – Một nhà cung cấp host chất lượng.

Mỗi nhà cung cấp host sẽ sử dụng những máy chủ vật lý có cấu hình khác nhau để chia ra nhiều gói share host lẻ tẻ để chúng ta sử dụng. Dĩ nhiên, tùy theo ngân sách của mỗi công ty thì họ sẽ đặt cấu hình sử dụng ở mỗi gói host nhỏ sẽ khác nhau và thường thì các nhà cung cấp host giá rẻ đều chia thông số kỹ thuật ra rất là thấp (Ít dung lượng, ít CPU) nên vì thế mà tốc độ xử lý của từng nhà cung cấp sẽ khác nhau.

Mặt khác, chất lượng cơ sở hạ tầng của datacenter cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc truyền tải các dữ liệu web về người dùng, thường thì những nhà cung cấp host lớn sẽ đầu tư một datacenter chất lượng để đặt các máy chủ của họ. Một số thì thuê của các doanh nghiệp chuyên về Datacenter và một số thì xây riêng một Datacenter cho mình (MediaTemplate, LiquidWeb là một ví dụ).

Khả năng bảo mật

Website có thể sập bất cứ lúc nào nếu bảo mật kém.

Nếu bạn dùng share host thì phải chấp nhận một điều là khả năng bảo mật của nó không được tốt cho lắm và nhiều khi chỉ cần một vài gói host trên cùng một máy chủ chứa mã độc hay bị tấn công DDoS thì coi như bạn cũng ảnh hưởng không nhiều cũng ít. Đó là lý do mà tại sao nhiều người đang dùng host ngon lành, không up bất cứ gì nghi vấn lên máy chủ mà vẫn bị hack như cơm bữa, hoặc tự dưng website truy cập chậm chạp thì đó chính là dấu hiệu của việc ảnh hưởng từ DDoS.

Nhưng thật ra không phải nhà cung cấp nào cũng vậy, một số nhà cung cấp share host uy tín như Justhost, Hostgator, Siteground đều có khả năng bảo mật khá cao do quy định sử dụng mã nguồn rất nghiêm ngặt, cùng với trình độ chuyên môn từ phía kỹ thuật nên sẽ hạn chế được tối đa khả năng bị tấn công kiểu bất ngờ này.

Bạn sẽ thích: Tổng hợp thủ thuật bảo mật WordPress.

Chất lượng hỗ trợ khách hàng

Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng để chúng ta quyết định có nên “yêu” nhà cung cấp đó hay không. Bởi vì nếu bạn dùng phải các nhà host có đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật cẩu thả, lười nhác hay thiếu chuyên nghiệp thì sẽ vô cùng bực bội khi host của bạn gặp vấn đề mà kêu hoài không có anh nào giải cứu, hoặc là trường hợp website bị tấn công nhưng mãi gần 24 giờ sau câu hỏi của bạn mới được trả lời.

Nếu bạn đã dùng qua các host quốc tế chất lượng cao, bạn sẽ thấy một điểm chung là họ có đội ngũ hỗ trợ khách hàng rất chuyên nghiệp, từ bộ phận sale cho đến kỹ thuật đều làm việc rất nhanh gọn, thái độ lịch sự và quan trọng nhất là luôn tôn trọng khách hàng, để khách hàng lên trên đầu (để được trường sanh bất tử ? ).

Khả năng tương thích

Sẽ cảm thấy ra sao khi một cái host bạn vừa mới mua mới keng xà beng bỗng dưng bị cà chập cà cheng với một website bạn chuyển từ nơi khác về? Dám lắm á, bằng chứng là đã có rất nhiều người sẽ bị các lỗi linh tinh không lường trước được cũng chỉ vì chuyển qua một host không có khả năng tương thích. Nếu bạn dùng WordPress, thì lỗi phổ biến nhất là bị lỗi 404 khi vào các trang mặc dù đã bổ sung htaccess, cập nhật lại đường dẫn mới, hoặc lỗi trắng trang mà nếu host bạn không lưu file log thì chỉ có nước khóc tiếng Ấn.

Vì vậy nếu có mua host để chuyển một website từ host cũ sang, hãy chắc chắn là host mới sẽ hỗ trợ đầy đủ cho mã nguồn website bạn đang dùng hoặc ít nhất cũng phải sử dụng các phần mềm có cùng phiên bản để tránh xảy ra các lỗi. Thường thì các host chất lượng họ đều cập nhật các phiên bản mới nhất hoặc phiên bản ổn định nhất để bạn có thể chạy bất kỳ mã nguồn nào.

Đừng bỏ qua: Cách chọn host tốt cho WordPress.

Danh sách các host không nên mua năm 2013

Dưới đây là danh sách các nhà cung cấp hosting KHÔNG NÊN DÙNG nhất mà mình đã từng thử qua và đã nhận lại được cảm giác rất cay cú.

1. MochaHost

mochahostỞ đây mình nghĩ chắc ít người dùng qua MochaHost nhưng chắc chắn bạn sẽ thấy nó nếu bạn đi tìm host giá rẻ ($1,95/tháng). Triệu chứng như mình đã mô tả ở bài đánh giá Mochahost, đó là thường xuyên không kết nối vào được FTP, tốc độ chập chờn và live support một kiểu rất bá đạo.

Nếu bạn cần tìm host giá rẻ, Servinio là lựa chọn tốt nhất tại thời điểm này.

2. Fatcow

Host tại Fatcow khá chậm
Hãng này cũng hình như là cùng cha khác ông nội với iPage thì phải vì cách tổ chức sự kiện, khuyến mãi đều giống nhau và chất lượng host cũng bựa như nhau. Triệu chứng thường thấy của Fatcow là chậm, hay bị downtime, dễ bị lỗi 403 hoặc 502 và gửi hỗ trợ rất chậm hồi âm.

3. Bluehost

Bluehost hay bị downtime

Bluehost hay bị downtime

Sẽ thật lạ nếu đưa một nhà cung cấp từng được nhiều năm liền nắm giữ cương vị Shared Host tốt nhất và cũng đã được chính Automatic khuyến khích sử dụng cho WordPress. Nhưng vấn đề đó chỉ còn là lịch sử thôi, nếu không thì mình sẽ không phải đền bù cho Danny Nguyễn lại một gói host khác và nhiều người khác.

Sự việc xảy ra từ khoảng đầu năm 2013 khi tự dưng lại rất dễ bị downtime hoàn toàn khiến website không thể truy cập trong nhiều giờ đồng hồ, gửi ticket không thấy hồi âm và tình trạng đó đã kéo dài liên tục trong khoảng 2 tháng trước khi mình quyết định không giới thiệu host đó nữa.

Cần phải nói thêm rằng, Bluehost với Justhost và WebhostingHub đều cùng một chủ, tuy nhiên chỉ có Bluehost là có vấn đề chứ Justhost và WebhostingHub vẫn dùng rất tốt đến tận bây giờ.

4. Godaddy

Godaddy là một đơn vị đại lý đăng ký tên miền gần như hàng đầu thế giới với số lượng tên miền đã đăng ký và phục vụ lên tới hàng chục triệu cái. Thế nhưng tại sao dịch vụ hosting của họ lại tệ hại đến mức đưa vào danh sách này?

  • Lý do đơn giản là họ kinh doanh mảng này chỉ để cho có và xem như là một dịch vụ giá trị gia tăng chứ thật sự không có chuyên lắm như nhiều nhà cung cấp khác. Những đặc điểm tệ hại nhất của hosting tại Godaddy thường thấy như sau:
  • Hệ quản trị khó sử dụng, không phải cPanel.
  • Tốc độ truyền tải rất chậm, bản thân mình đã chậm không nói gì. Mình đã mua host giúp một người bạn ở chính nước Mỹ và được phản hồi là tốc độ quá chậm.
  • Thao tác trong quản trị rất lâu, bạn có thể mất đến 30 phút để add một domain, 30 phút để cài đặt WordPress tự động và gần 1 giờ đồng hồ cho việc tạo database.

Nếu bạn có gửi ticket đến bộ phận hỗ trợ, thì hầu như chả có câu trả lời nào thỏa đáng hay ít nhất là có ích cho vấn đề của bạn.

5. 1and1

Hosting tại 1and1 rất kém

Hosting tại 1and1 rất kém

Nhắc tới 1&1 thì mình rất bực bội vì cách đây 3 tháng mình đã có trải nghiệm thật sự kinh hoàng với nó. Nhược điểm lớn nhất của nó là:

  • Không có cPanel, sử dụng control panel riêng như Godaddy.
  • Thao tác chậm y hệt Godaddy, bà mẹ nó mình tạo database mất gần 12 giờ các bác ạ.
  • Bắt trả thêm phí support nếu bạn có các yêu cầu nhiều về việc hỗ trợ, nếu bạn trả tiền bằng credit card thì nên cẩn thận, nó có thể tự ý charge tiền.
  • Các thông số kỹ thuật được show ở trang chủ chỉ để cho có, chứ thực chất mình chưa tìm ra được các đặc điểm đó khi sử dụng.

Kết luận: Bad hosting ever!

6. Hostgator – Sự đi xuống của một ông hoàng

Chất lượng Hostgator bị giảmNếu như trước đây bạn có nghe nói về mức độ bá đạo của Hostgator thì bây giờ mọi việc đã khác. Kể từ tháng 9/2013, chất lượng Hostgator giảm xuống rõ rệt khi mà các bạn có thể thường xuyên thấy mức độ downtime trên host tăng lên rõ rệt, thường xuyên bảo trì đột xuất và hay xảy ra các vấn đề rắc rối trong việc thanh toán, charge phí.

Nếu trước bạn chưa có đủ lý do để rời bỏ Hostgator khi mà họ hạn chế đăng ký từ Việt Nam thì bây giờ bạn đã có thêm nhiều lý do hơn để
tránh xa nhà cung cấp danh tiếng một thời này.

Xem thêm bài viết Đừng nên mua Hostgator ngay lúc này.

7. vHost (Việt Nam)

Đây là một trong những nhà cung cấp hosting Việt Nam hiếm hoi mình chấp nhận giới thiệu cho các độc giả, cả Shared Host và VPS.

Tuy nhiên, ở đây mình xin thông báo khuyến khích mọi người không dùng dịch vụ tại vHost đây bởi vì trước đây đã gặp một câu chuyện rằng hệ thống bên vHost có vấn đề. Lúc đó tốc độ dịch vụ của bên này giảm xuống rõ rệt và nhiều người không truy cập vào host hoặc máy chủ.

Là một affiliate lớn của vHost, mình có quyền liên lạc với giám đốc bên đó tức là Thân Trung Nghĩa để yêu cầu giải bày để mình trả lời cho độc giả, mục đích là giữ hình ảnh của vHost, lên tiếng xác nhận kịp thời. Thế nhưng đáp lại, giám đốc bên đó tắt Facebook (và bây giờ trong lúc mình vào viết đoạn này, vào Facebook gõ “Nghĩa Thân” cũng không tìm được) và mình đã chịu sự tổn thất nặng nề về uy tín. Đó là nói về thái độ phục vụ.

Thứ hai về chất lượng dịch vụ, thật sự mà nói mình đã nghe khá nhiều về vHost kể từ đợt đó tới nay. Nếu bạn muốn nghe thì có thể lên các group về webmaster Việt Nam như WordPress VietNam, Lập trình PHP để hỏi, mình xin đăng ảnh một bình luận về vHost cho các bạn xem với dịch vụ Cloud VPS được quảng bá là sử dụng SSD nhé.

Screen Shot 2016-06-22 at 23.07.10

Lời kết

Ở trên chỉ là một phần rất nhỏ trong danh sách các hosting chất lượng tệ hại nhất trong thời điểm này nhưng do mình cũng chưa có nhiều thời gian trải nghiệm lắm nên chỉ tìm ra được 5 nhà cung cấp trên để có thể tự tin phổ biến cho mọi người cùng biết. Nếu bạn biết nhà cung cấp nào tệ nữa, hãy giúp mọi người bằng cách giúp mình liệt kê ra thêm nhé. Bài viết này được tổng hợp lại từ kinh nghiệm cá nhân mình đã trải qua nên không chắc chắn nó sẽ xảy ra với tất cả mọi người.

Nhân đây mình cũng có chút lời dành cho một số bạn mãi lo câu commission mà tự lôi kéo những điều tệ hại nhất đổ lên đầu đồng bào, nếu bạn muốn PR một nhà cung cấp nào đó (nhất là các nhà cung cấp có khuyến mãi khủng) thì nên tìm hiểu kỹ càng trước khi giới thiệu để tránh “gieo rắc thương đau” cho người khác.

Leave your comment