Sự thành công trong lĩnh vực thông tin liên lạc lượng tử qua vệ tinh rất cần thiết cho sự phát triển mạng truyền thông được mã hóa tiên tiến và tạo ra các phương tiện liên lạc an toàn xuyên biên giới. Sự kiện này cũng khẳng định quan hệ hợp tác ngày càng sâu sắc giữa Trung Quốc và Nga trong lĩnh vực công nghệ cao.
Vệ tinh lượng tử Mozi của Trung Quốc được sử dụng trong cuộc thử nghiệm này đã được phóng lên quỹ đạo vào năm 2016 và do Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc vận hành. Cuộc thử nghiệm đã diễn ra ở khoảng cách 3700 km, giữa một trạm mặt đất gần Moscow (Nga) và một trạm khác ở khu vực Tân Cương (Trung Quốc).
Thông tin mã hóa chứa hai hình ảnh được bảo vệ bằng khóa lượng tử, được truyền từ trạm mặt đất của Nga đến vệ tinh Mozi nằm trên quỹ đạo Trái đất thấp, sau đó được truyền đến trạm ở Trung Quốc.
Nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực thông tin liên lạc lượng tử là kết quả hợp tác chung giữa hai nước. Năm 2023, Nga và Trung Quốc đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm toàn chu kỳ đầu tiên.
Alexey Fedorov, chuyên gia tại Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia Nga và Trung tâm Lượng tử Nga, cho biết vệ tinh Mozi đóng vai trò trung tâm trong việc phát triển mạng lưới thông tin liên lạc lượng tử trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên, thành công này sẽ phải đối mặt với những rào cản rất lớn trong tương lai. Khả năng mở rộng những kết quả đã đạt được sẽ thực sự là thách thức rất lớn, bởi lẽ sẽ phải phát triển một nền tảng cơ sở kỹ thuật hạ tầng cực kỳ tiên tiến.
(theo OL)
Độc đáo công nghệ mới ngăn chặn tài xế uống rượu lái xe của Mercedes-Benz
Ngắm ‘ngôi nhà công nghệ’ đẹp như khách sạn 5 sao của Huawei
OpenAI đạt mức tăng trưởng doanh thu 5.700%, có triển vọng sánh ngang SpaceX
Hệ thống kinh doanh ô tô lớn nhất Australia bị tấn công mạng quy mô lớn