Cách đây một vài ngày Thạch có được một người bạn gửi một dịch vụ hỗ trợ sao lưu và phục hồi dữ liệu cho WordPress với tên gọi CodeGuard – một dịch vụ sao lưu và phục hồi dữ liệu website miễn phí. Vốn luôn dành sự ưu ái cho khâu bảo mật nên mình đã tiến hành thử sử dụng ngay khi vừa được giới thiệu. Trong quá trình sử dụng, mình nhận thấy dịch vụ này có lẽ khá tốt cho những người không chuyên nghiệp hoặc không có thời gian tự sao lưu các dữ liệu trong WordPress, chính vì vậy hôm nay Thạch sẽ giới thiệu cùng các bạn những ưu điểm của dịch vụ này so với các dịch vụ khác có cùng chức năng.
À khoan đã, trước khi tìm hiểu về CodeGuard thì mình xin nói qua một chút về việc chọn công cụ sao lưu dữ liệu. Chúng ta đều biết rằng không có ai rảnh đến mức sử dụng quá nhiều công cụ hỗ trợ sao lưu và phục hồi dữ liệu cho website cả, tất cả người dùng đều chọn cho riêng mình một công cụ thật sự hữu ích và phù hợp với mục đích của họ. Bởi vậy, khi một ai đó bắt đầu giới thiệu một công cụ mới thì có câu hỏi được đặt ra là “Công cụ này có những gì vượt trội hơn so với hàng trăm công cụ khác?“.
Đây thật sự là một câu hỏi khó vì mỗi người sẽ có những chỉ tiêu đánh giá một công cụ có thể được gọi là tốt, nhưng đối với riêng bản thân mình thì nếu đặt ra những chỉ tiêu để đánh giá một công cụ tốt hay không hữu ích thì sẽ dựa vào các tiêu chí sau:
Cụ thể hơn nghĩa là bạn cần một công cụ/dịch vụ sao lưu dữ liệu cho website mà bạn thật sự tin tưởng, bạn có thể sử dụng nó dễ dàng mà không cần các bài hướng dẫn dài dòng và quan trọng nhất là không để các chi phí sử dụng các công cụ đó trở thành gánh nặng cho bạn mỗi tháng.
Và sau khi thử sử dụng nó trong một thời gian ngắn, mình cảm thấy CodeGuard là một sự lựa chọn khá hấp dẫn để làm công việc sao lưu dữ liệu và hỗ trợ phục hồi dữ liệu mà không cần tốn quá nhiều chi phí, thậm chí là miễn phí. Tuy bạn có thể sử dụng tài khoản miễn phí nhưng các chức năng vẫn không bị hạn chế quá nhiều, rất thích hợp cho các blog nhỏ. Công cụ này dường như không thua kém gì với plugin BackupBuddy mà mình đã giới thiệu.
Nghĩ theo cách dễ hiểu nhất, CodeGuard sẽ tiến hành “chụp” các bản lưu của website lại theo từng chu kỳ. Mỗi bản chụp như vậy nó bao gồm toàn bộ dữ liệu trên host (ta có thể tùy chọn thư mục được chụp) và database của website. Sau đó, khi có bất cứ sự thay đổi nào trên host thì nó sẽ báo cáo với chúng ta và nó cho phép chúng ta “bung” một bản chụp bất kỳ. Lúc đó, toàn bộ website của chúng ta sẽ quay trở lại trạng thái khi nó tiến hành chụp bản sao lưu. Nếu chưa rõ thì bạn có thể xem video giới thiệu vui nhộn của CodeGuard dưới đây.
x
http://www.youtube.com/watch?v=OLrERaRblsQ
Hơn thế nữa, bạn có thể xem chi tiết sự thay đổi qua mỗi bản chụp như bao nhiêu file được thêm, bao nhiêu file bị xóa, bao nhiêu bài viết được thêm và bao nhiêu comment được đăng lên. Tất cả các thông tin chi tiết đó sẽ giúp chúng ta biết được khi nào thì cần khôi phục lại bản sao lưu trước đó và dễ dàng kiểm soát các nhất cử nhất động với các dữ liệu của mình.
Trong trường hợp bạn cần khôi phục lại bản chụp thì sẽ có 3 lựa chọn tối ưu như sau:
(*): Các tính năng này chỉ sử dụng được với tài khoản trả phí.
Về tính năng phục hồi dữ liệu trong CodeGuard thì mình thật sự muốn phát rồ lên vì sự tiện lợi và chính xác của nó. Trong kho lưu trữ các bản chụp trước đó nó liệt kê các dữ liệu làm thành 2 loại đó là dữ liệu các tập tin trên host và dữ liệu của database. Mỗi khi cần, bạn chỉ cần click vào nút Restore Options bên tay phải là sẽ có thể phục hồi lại dễ dàng chỉ với duy nhất một cú nhấp chuột.
Khi phục hồi, bạn không cần phải đặt niềm tin hoàn toàn vào công cụ này bởi bạn chỉ cần dám làm thử một lần, bạn sẽ hiểu nó mang lại sự thú vị cho mình như thế nào. TÔI YÊU CODEGUARD!!!!
Có lẽ nếu như cũng giống với các dịch vụ sao lưu dữ liệu khác mà sẽ bắt bạn trả phí ngay cho lần sử dụng đầu tiên thì chắc sẽ không có bài review như thế này. Cơ bản là bạn có thể dùng dịch vụ này một cách rất tốt mà không cần phải trả một xu nào vì nó hỗ trợ tài khoản miễn phí. Nhưng nếu bạn cần những chức năng nâng cao và tiện lợi hơn thì mình thật sự thấy cái giá 5$ (tương đương hơn 100.000 VNĐ một chút) thì quả thực quá hợp lý rồi. Bảng giá dịch vụ này như sau:
Tài khoản miễn phí
Tài khoản Personal – 5$ mỗi tháng
Và còn 2 gói nâng cấp cao cấp khác nữa với chi phí có thể đội lên 300$ mỗi tháng, xem chi tiết tại đây.
Ngoài ra dịch vụ này còn có sẵn một plugin tích hợp dành riêng cho WordPress và bạn có thể kích hoạt để sử dụng nó thuận tiện hơn.
Đây thật sự là một công cụ tốt phải không nào. Mình đã tiến hành thử 2 lần sao lưu và khôi phục dữ liệu với công cụ này và hoàn toàn không xảy ra bất cứ vấn đề kỹ thuật gì, đặc biệt là file database có thể restore bằng các chương trình khôi phục dữ liệu như MySQLDumper và hoàn toàn trơn tru. Chính vì vậy, nếu bạn có điều kiện chi trả 5$ mỗi tháng thì hãy nâng cấp lên gói Personal khi thấy cần thiết, còn bạn chỉ có một website thì các chức năng của gói miễn phí cũng rất tốt rồi, chỉ có điều là dung lượng bị hạn chế 2GB.
Nhưng có một câu hỏi được đặt ra là, chúng ta có thể xóa các file sao lưu để tiết kiệm dung lượng hay không?Câu trả lời hiện tại là….không biết vì mình không tìm thấy chỗ để xóa file, mình cũng đã tiến hành liên hệ với CodeGuard để hỏi một vài vấn đề và chắc chắn sẽ cập nhật ngay tại bài viết này khi có đầy đủ thông tin chính xác.
Bạn có thể xóa các file chụp sao lưu bằng cách xóa website đi và add lại. Đây là câu trả lời từ CodeGuard :surrender: