Tài nguyên tra cứu hàm và hook trong WordPress




data vpn

Khi làm việc liên quan đến lập trình trong WordPress như viết plugin hoặc xây dựng theme thì việc truy cập vào codex.wordpress.org để tra cứu các đoạn code trong WordPress như hàm, lớp, biến này nọ rất thường xuyên. Và một điều quan trọng hơn là các đoạn code bên trong đó bạn phải tự tìm ra rồi đọc hoặc chỉ tham khảo qua phần các hàm liên quan ở cuối bài hướng dẫn.

Cho nên, ở đây mình sẽ giới thiệu bạn qua các tài nguyên mà có thể giúp bạn tra cứu tất cả các đoạn code trong WordPress (thậm chí là các plugin) một cách dễ dàng nhất nhằm phát triển kỹ năng của mình.

Hookr.io – Website tra cứu code cho WordPress tốt nhất

Trang chủ Hookr.io

Trang chủ Hookr.io

Nếu bạn cần tra cứu về các đoạn code bên trong WordPress trên website thì chỉ cần tài nguyên này là đủ. Tại đây, nó sẽ liệt kê ra toàn bộ các hooks, actions, filters, classes, functions, constants và shortcode có trong mã nguồn và được sắp xếp theo danh mục và chữ cái rất dễ tìm kiếm.

hookr.io-wpcore

Hookr.io sắp xếp các hàm theo thứ tự chữ cái và phân loại rõ ràng.

Và một trong các đặc điểm giúp Hookr trở nên có ích hơn với các lập trình viên đó là nó cũng có toàn bộ các đoạn code trong các plugin và theme phổ biến nhất. Ở thời điểm mình viết bài này thì Hookr đã có hỗ trợ 827 plugins và 62 themes.

Trong khi xem nội dung giải thích một hàm code trong Hookr, bạn có thể tuỳ chỉnh xem nội dung của hàm đó ở từng phiên bản khác nhau và khi rê chuột vào các tham số trong hàm nó sẽ có giải thích rất rõ ràng dễ hiểu.

hookr.io-codedetail

Giải thích nhanh tham số

Nói tóm lại, Hookr.io là một website rất tốt để tra cứu nhanh một code có sẵn nào đó trong WordPress và các plugins/themes có hỗ trợ. Tuy nhiên về mặt chi tiết thì ở Hookr sẽ không giải thích cặn kẽ như codex.wordpress.org nên nếu bạn cần biết thêm thông tin thì vào đó tìm kiếm tiếp.

Zeal – Phần mềm tra cứu code cho Windows & Linux

zeal-windows

Phần mềm tra cứu code miễn phí trên Windows

Nếu bạn vẫn không thích vào codex.wordpress.org để xem hướng dẫn thì tại sao lại không mang toàn bộ nội dung trên đó về máy nhỉ? Và Zeal là một phần mềm hỗ trợ bạn làm việc này. Nhưng không chỉ hỗ trợ xem code WordPress, nó còn hỗ trợ bạn tra cứu thông tin về rất nhiều ngôn ngữ lập trình hoặc các ứng dụng khác mà bạn có thể nhìn thấy trong bức ảnh trên đấy.

Dash – Ứng dụng tra cứu code cho Mac

dash-documentation

Ứng dụng tra cứu code trên Mac OS

Trong khi Zeal chỉ hỗ trợ cho Windows và các hệ điều hành Linux thì nó lại không hỗ trợ cho Mac mặc dù cũng là Linux như nhau. Nhưng không sao, chúng ta đã có một lựa chọn thay thế đó là sử dụng ứng dụng Dash với tính năng tương tự như Zeal và cả hai phần mềm này giống hệt nhau về thư viện code tra cứu. Ứng dụng này cũng hoàn toàn miễn phí nhưng bạn sẽ cần trả thêm một xíu phí để sử dụng các chức năng đặc biệt khác, nhưng mình thấy miễn phí cũng quá đủ rồi.

WordPress Template Tags Reference

wordpress-template-tags-guide

Một trong những hàm chúng ta hay dùng nhất khi làm theme trong WordPress đó là các template tags, nghĩa là các hàm từ khoá được sử dụng trong các tập tin template của WordPress để hiển thị các thành phần trong nội dung hoặc website. Nếu bạn cảm thấy khó khăn để tìm ra danh sách các template tags thì hãy lưu liên kết này vào bookmark để tiện tra cứu sau này.

Lời kết

Thực ra tài nguyên để tra cứu code trong WordPress có rất nhiều mà bạn có thể tìm thêm với từ khoá “WordPress Cheat Sheets” nhưng mình nghĩ chỉ với các website và công cụ ở trên thì đã quá đủ cho việc tra cứu code trong WordPress rồi và thật sự mình cũng chỉ sử dụng các tài nguyên đó vì chỉ với một trong 4 tài nguyên ở trên thôi mình còn chưa sử dụng được hết 20% “nội công” của nó nữa.




data vpn

Leave your comment