Ở thời buổi thị trường nào cũng cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì việc SEO website lại càng khó khăn hơn. Không có gì khó hiểu khi nhà nhà đều biết SEO, người người đều biết đưa website lên top tìm kiếm thì ai chấp nhận cảnh có thứ hạng thấp bao giờ!? Lúc này, có một phương thức duy nhất để cạnh tranh cao nhất đó là cố gắng nội dung website có mặt trên Google càng nhanh càng tốt và sẽ tốt hơn nếu nó được “may mắn” nằm ở trang 1.
Đặc biệt, nếu những ai đang làm affiliate theo thời vụ thì điều này càng quan trọng hơn, ví dụ như đợt Black Friday 2012 sắp tới, nếu như bài của ai được Google index nhanh nhất thì coi như nắm 60% cơ hội lên top tìm kiếm. Vậy chúng ta phải làm gì để Google index wesbsite nhanh hơn? Cũng không có gì quá phức tạp cả, chỉ cần một chút yếu tố SEO On-page thật tốt và xây dựng backlink thật chính xác thì sẽ có hiệu quả tức thì. Mời các bạn theo dõi một vài cách tăng tốc Google index website dưới đây mà mình đúc kết lại từ chính việc thực hiện và trải nghiệm trên CDDOS.NET Blog.
Những điều kiện cần thiết để Google index blog nhanh hơn
Cấu trúc HTML và CSS hợp chuẩn W3C
6 thủ thuật tăng tốc Google index blog
Chỉ cho phép Google index Pages, Posts và Categories
Tăng cường backlink nội bộ – Internal Linking
Đăng bài lên các trang mạng xã hội và social bookmarking
Tăng cường SEO On-page cho bài viết
Tăng cương xây dựng backlink dofollow
Như mình đã nói ở bài giới thiệu SEO, muốn bot tìm kiếm crawl và index dữ liệu nhanh hơn thì bạn phải đảm bảo tốc độ của website luôn được thông suốt, không bị downtime thường xuyên. Nếu các bạn sử dụng WordPress thì có thể sử dụng một vài plugin WordPress hỗ trợ tăng tốc thì sẽ đạt được hiệu quả rất cao.
Đồng thời việc chọn máy chủ hosting cũng rất quan trọng, mình đã từng phân tích rằng nếu bạn sử dụng hosting nước ngoài thì bot sẽ index và crawl website nhanh hơn. Xung quanh ý kiến này thì còn có rất nhiều ý kiến trái chiều khác và nó vẫn đang là một vấn đề gây tranh cãi. Nhưng có một thực tế là mình vẫn đang sử dụng hosting quốc tế, bạn có thể xem danh sách host quốc tế có tốc độ tốt nhất tại đây. Các bạn có thể thấy bạn ở Việt Nam vẫn truy cập vào blog mình nhanh như thường.
Một website sử dụng cấu trúc các thẻ HTML và CSS hợp chuẩn do W3C quy định sẽ giúp bot dễ dàng xác định nội dung dễ dàng và chỉ tập trung vào index các thành phần chính. Thông thường các theme chất lượng cao hiện nay đều ưu tiên vào việc viết nội dung HTML hợp chuẩn, đặc biệt là các Framework Theme. Bạn có thể kiểm tra cấu trúc HTML của blog mình có hợp chuẩn hay không tại W3C Validator. Thông thường thì hiếm trường hợp xảy ra Error và Warning, nhưng nếu con số của bạn dao động từ 0 đến 50 là ok. Do mình custom hơi nhiều và chưa có thời gian fix nên xuất hiện hơn 70 error.
Đây là điều kiện cuối cùng, Google sẽ xác định được đâu là nội dung đã được đăng trước đó và nội dung của bạn phải trải qua một khâu “kiểm dịch” bởi các thuật toán của nó, như vậy sẽ làm mất thời gian để có thể được index. Nếu muốn được index nhanh và lên top cũng nhanh thì tốt nhất đừng nên copy bài của người khác, các bạn có thể tự viết lại theo một nội dung có sẵn ở đâu đó, vì dù gì thuật toán của Google cũng xoay quanh các con số và chữ cái của từ khóa.
Rồi, nếu bạn đã cố gắng chỉnh sửa lại website cho phù hợp với 3 tiêu chí trên thì bây giờ chúng ta có thể tham khảo qua một vài thủ thuật tăng tốc thời gian index blog, và thủ thuật này chỉ áp dụng cho m
áy tìm kiếm Google.
Đây là một phương pháp đã được mình áp dụng từ buổi sơ khai blog đến bây giờ và mình thấy thiệt hại của nó chẳng đáng gì so với lợi ích mà mình nhận được. Mặc định của WordPress và các nền tảng khác đều cho phép bot tìm kiếm crawl và index ở bất cứ đâu trong blog. Điều này cũng tốt nếu như bạn muốn blog của mình có đủ mọi thành phần trên Google, nhưng liệu như thế có tốt không?
Thật sự không tốt chút nào vì chúng ta chỉ thật sự cần Google để ý tới posts, pages và categories trong blog vì chỉ với 3 nội dung đó là chúng ta có thể truyền đạt đầy đủ những nội dung tới người dùng trên máy tìm kiếm rồi, và đó cũng là 3 thành phần nội dung quan trọng nhất trong blog. Mình cũng đính chính luôn là việc sử dụng tag đối với SEO trong thời buổi hiện nay gần như không đạt hiệu quả cao nữa, vì vậy mình cũng cho nofollow và noindex nốt.
Nếu như bạn “dám” thử thì hãy đặt thuộc tính “nofollow”, “noindex” ở tất cả khu vực có trong blog và chỉ chừa ra pages, posts và categories thôi. Trong plugin SEO by Yoast có tính năng đặt thẻ noindex và nofollow cho một vài chỗ mà mình muốn, hoặc bạn có thể sử dụng plugin Easy Nofollow & Noindex.
Ngoài ra, bạn cũng nên đặt chế độ noindex và nofollow vào các pages, categories và posts không quan trọng. Để đỡ làm mất thời gian của bot hơn.
Và để tối ưu hơn nữa, bạn nên tạo một sitemap chặn bot mò tìm tới các vị trí không cần thiết, bạn có thể tham khảo nội dung file robots.txt của mình.
User-agent: * Disallow: /wp-admin/ Disallow: /wp-includes/ Disallow: /wp-content/ Disallow: /page/* Disallow: /search?q=* Disallow: *?replytocom Disallow: */attachment/* Disallow: /images/ Sitemap: https://cddos.net/sitemap.xml.gz
Mà nãy giờ mãi lo chém gió mà quên nói vì sao mình lại làm như vậy, đơn giản là mình đang cố làm cho bot chỉ tập trung vào 3 thành phần chính này của blog và chắc chắn nó chỉ quanh quẩn ở 3 thành phần này mà không lưu lạc đi một nơi xa xăm nào khác, như vậy là nó chỉ lo tập trung crawl và index 3 thành phần này thôi.
Bạn có thể thấy hầu như bài viết nào mình cũng trỏ đến ít nhất một bài viết thật sự liên quan và kỹ thuật này mình đã có nhắc qua ở bài viết Các plugin tăng cường backlink nội bộ. Lý do thì cũng dễ hiểu vì các thuộc tính internal link trong blog của bạn đều mang dofollow, như vậy là nếu bài viết của bạn có trỏ link cho nhau thì sau khi bot tìm kiếm crawl được nhiều trang cùng một thời điểm hơn. Thêm một cách áp dụng rất hiệu quả nữa là sau khi viết xong bài mới, hãy chọn ra 1 bài viết cũ liên quan mà nó nhận được nhiều traffic và thứ hạng trên kết quả tìm kiếm cao nhất để chèn link đến bài viết mới. Nếu bạn làm internal linking tốt thì sẽ giúp được người đọc có cơ hội xem nhiều nội dung trên blog của bạn hơn, từ đó tỷ lệ bounce rate sẽ giảm xuống rõ rệt.
Tips: Không nên internal link đến các tag mà nhiều người vẫn hay dùng, vì theo bài này thì chúng ta đã đặt nofollow, noindex cho tag. Như vậy thì khiến bài viết thêm rối mắt hơn.
Cái này thì chắc ai học SEO cơ bản thì đều biết qua rồi và nó luôn là việc không thể thiếu khi triển khai một dự án website dù lớn hay nhỏ. Các URL có trong XML Sitemap sẽ được submit lên Google thông qua công cụ Google Webmaster Tool, khi đó mỗi khi website bạn có nội dung mới, các URL mới đó sẽ được gửi lên máy chủ Google để bot tiến hành crawl và xét duyệt để index, nó không cần phải tốn công mò tìm các URL mới đó nữa.
Bạn có thể sử dụng plugin Google XML Sitemap để tạo một sitemap hợp chuẩn với Google trong WordPress. Lời khuyên của mình là đừng nên sử dụng một plugin tạo sitemap nào khác ngoài cái này, kể cả tính năng tạo sitemap của WordPress SEO by Yoast cũng thật sự không tốt cho lắm.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn submit sitemap lên Google
Kể từ năm 2012 trở đi, các xu hướng tương tác website với các mạng xã hội được Google chú ý nhiều hơn và khuyến khích các webmaster nên triển khai các hoạt động quảng bá nội dung trên các mạng xã hội, mà chúng ta sẽ hiểu đơn giản là đăng bài viết lên đó. Ở bài này
mình sẽ chưa vội đề cập đến các lợi ích từ mạng xã hội đối với SEO mà chỉ gói gọn nó vào mục đích làm Google index website nhanh hơn. Mình luôn luôn đăng bài lên các mạng xã hội nổi tiếng như Facebook, Google+ sau khi đăng một bài và dường như Google cũng chú ý đến điều đó.
Bạn có thể đăng bài viết lên các trang mạng xã hội bằng tay hoặc bằng các plugin hỗ trợ đăng tự động như Social Networks Auto-Poster. Ngoài ra nếu có thời gian và chút kinh phí, hãy sử dụng thêm dịch vụ Onlywire để tự đăng bài lên các trang social bookmarking, mình không biết nó thực sự sẽ hiểu quả ra sao nhưng kể từ khi mình sử dụng nó thì tốc độ index bài của blog mình đã tăng lên đáng kể. Đồng thời cũng đừng quên chèn các nút chia sẻ vào blog để độc giả phụ giúp bạn một tay.
Cùng lúc đó, bạn cũng nên sử dụng Pingler ping website và ping RSS mỗi tháng 2 lần để đảm bảo luôn được bot ghé thăm và index. Nhưng hãy cân nhắc vì khi dùng các dịch vụ ping kiểu này thì bạn sẽ “được” các spammer ghé thăm blog thường xuyên và spam rất nhiều, vì vậy trước khi dùng bạn nên cài thêm Akismet để chống spam.
Xác định từ khóa chính trong bài viết và đặt từ khóa, thẻ title và meta descriptions thích hợp sẽ giúp Google index nhanh hơn vì nó luôn phải xác định nội dung của bạn đang nói về cái gì rồi mới index, vì vậy hãy giúp nó hiểu nhanh hơn các bài viết của bạn nhé. :sexy:
Xem thêm: Hướng dẫn SEO On-page hiệu quả cho bài viết
Backlink dofollow sẽ giúp bạn lấy lượt truy cập của bot tìm kiếm từ các trang khác, đặc biệt là các trang có PR cao, thứ hạng cao vì đó là những trang luôn được bot tìm kiếm ghé thăm thường xuyên để index nội dung. Bạn có thể tham khảo series Cách xây dựng backlink của mình để tìm ra hướng xây dựng backlink thích hợp.
Công cụ này sẽ giúp bạn gửi trực tiếp liên kết cần index đến Google mà không cần đợi bot truy cập vào website nên tốc độ chắc chắn sẽ nhanh hơn. Xem hướng dẫn
Nếu căn cứ theo một quy trình SEO tự nhiên và hợp pháp thì những thủ thuật ở trên có lẽ là đủ để blog của bạn được Google index bài thường xuyên và nhanh hơn. Đó là những kinh nghiệm của mình trong việc thực hiện trên chính blog này và điều đó là lý do tại sao mình đã từng cam kết với các guest blogger tại đây sẽ được index bài trong 5 phút. Và bây giờ bạn có thể thấy bài này đã được đưa lên Google chỉ sau 3 phút,. Bởi vì index nhanh nên title chưa được hoàn thiện ?
Nếu bạn có những cách nào hay hơn để giúp Google index blog nhanh, hãy chia sẻ với mọi người ở dưới phần bình luận để cho mình và mọi người cùng học hỏi những kinh nghiệm quý giá đó nhé.