Ngành Viễn thông thế giới đã trải qua nhiều đợt sa thải quy mô lớn do doanh thu sụt giảm và sự xuất hiện của công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI). Tuy nhiên, không ít nhà mạng đang tìm cách đổi mới mô hình, tìm kiếm nguồn thu mới và sử dụng AI để hỗ trợ nhân viên. VietNamNet giới thiệu tuyến bài sa thải và hướng đi của ngành Viễn thông để độc giả có cái nhìn toàn diện.

Bài 1: Sa thải nhân sự trong lĩnh vực viễn thông: Những con số biết nói

Bài 2: Trí tuệ nhân tạo là ‘tội đồ’ khiến nhân viên nhà mạng bị sa thải hàng loạt?

Theo nghiên cứu mới đây từ Oliver Wyman, công ty tư vấn quản lý đa quốc gia trụ sở Mỹ, có ba nguyên nhân chính lý giải cho tình trạng này.

Thứ nhất, về quy định quản lý, đặc biệt tại châu Âu, khi nhà chức trách tại đây giám sát chặt chẽ các thương vụ mua lại hay sáp nhập trong lĩnh vực viễn thông, nhằm tránh tình trạng nhà cung cấp dịch vụ quá lớn chi phối toàn bộ thị trường, tiếp đó là những quy tắc giảm giá bán buôn hay bỏ phí chuyển vùng nhà mạng.

Thứ hai, là tình trạng mất cân bằng cung cầu. Các nhà khai thác đã trải qua giai đoạn phát triển nóng, di chuyển quá nhanh để cung cấp các gói cước tiêu dùng với khả năng kết nối rất cao hoặc không giới hạn.

Và cuối cùng, là việc các đối thủ cũng như dịch vụ OTT mở màn cuộc chiến giảm giá, đẩy giá xuống vùng đáy ở một số thị trường.

Cả ba nguyên nhân dẫn đến kết quả là vốn hoá thị trường của các nhà khai thác viễn thông kém hơn nhiều so với những gã khổng lồ ngành nghề khác.

100716023hhhhh.jpeg
Các nhà khai thác viễn thông toàn cầu đang tìm kiếm “lối thoát” cho tình trạng giảm doanh thu liên tục.

Tháng trước, Ericsson cho biết, họ dự kiến sự bất ổn tác động đến hoạt động kinh doanh mạng di động sẽ kéo dài đến năm 2024, sau khi doanh thu quý III/2023 giảm vì nhu cầu thiết bị 5G đi xuống ở Bắc Mỹ.

Các nhà sản xuất thiết bị như Ericsson và Nokia đã bị ảnh hưởng đáng kể từ việc giảm chi tiêu của các công ty viễn thông.

“Chúng tôi không thể đưa ra chỉ dẫn cụ thể cho năm 2024 khi thời điểm phục hồi của thị trường là không chắc chắn”, Giám đốc tài chính Carl Mellander cho hay.

Ngành viễn thông đã chứng kiến nhiều đợt sa thải nhân viên kể từ đầu năm 2021. Cho dù nguyên nhân là do Covid-19 hay do hoạt động kinh doanh kém hiệu quả của công ty, ngành này vẫn tiếp tục sa thải nhân viên với số lượng lớn.

Cắt giảm việc làm là một dấu hiệu cho thấy những thách thức tài chính mà ngành này đang phải đối mặt. Các yếu tố để cắt giảm số lượng nhân viên ở mỗi công ty là khác nhau và bao gồm từ việc xác định quy mô phù hợp, cắt giảm chi phí đến nâng cao hiệu quả thông qua cơ cấu tổ chức tinh gọn.

uwsixrv7hzn3fd3fas3mcxcrim.jpg
Các công ty viễn thông giảm chi tiêu, kéo theo tác động tiêu cực đến những công ty sản xuất thiết bị như Nokia.

Hãng Reuters đưa tin, nhà sản xuất thiết bị viễn thông Thụy Điển Sony Ericsson công bố kế hoạch cắt giảm năm 2023, với tổng cộng 8.500 nhân viên sẽ bị sa thải trên toàn cầu. Đây là một trong những đợt sa thải lớn nhất trong ngành viễn thông.

Jenny Hedelin, người phát ngôn của Ericsson cho biết: “Chúng tôi nhận thấy tiềm năng đơn giản hóa và hoạt động hiệu quả hơn trong toàn bộ công ty, đặc biệt là khi nói đến chi phí cơ cấu”. Việc sa thải dường như tập trung ở các bộ phận R&D, bán hàng và tiếp thị.

Trong khi đó, Vodafone đã công bố kế hoạch cắt giảm 11.000 việc làm, tương đương khoảng 12% lực lượng nhân sự của họ trên toàn cầu.

Công ty cho biết việc cắt giảm là cần thiết để “đơn giản hóa” hoạt động kinh doanh của mình và làm cho nó cạnh tranh hơn, tờ Financial Times cho biết.

Nhà mạng này cũng đang xem xét việc bán hoạt động kinh doanh tòa tháp, có thể thu về tới 5 tỷ bảng Anh. Việc mua bán này sẽ cho phép Vodafone tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi là di động và cố định.

Tại Mỹ, đầu năm 2022, nhà mạng Verizon thông báo sẽ sa thải 10.400 nhân viên, tương đương khoảng 3% lực lượng lao động.

Việc sa thải nhân viên là một phần trong nỗ lực tái cơ cấu rộng hơn tại Verizon, nhằm cắt giảm chi phí và hợp lý hóa hoạt động của mình.

Cùng năm, đối thủ của Verizon là AT&T, đã cắt giảm khoảng 9.400 nhân viên, tương đương 3% nhân sự. Đây là một phần trong nỗ lực tái cơ cấu sâu rộng nhằm đối phó với sự cạnh tranh gay gắt từ Verizon hay T-Mobile.

Sự suy giảm tại thị trường Mỹ, cũng dẫn đến doanh thu của những công ty cung ứng thiết bị viễn thông giảm đáng kể. CEO Nokia  Pekka Lundmark nói rằng, “tình hình thị trường đang rất thách thức, khi thị trường quan trọng nhất của chúng tôi (Bắc Mỹ) cũng đã giảm doanh thu thuần đến 40% trong quý III/2023”.

Công ty Phần Lan này dự kiến cắt giảm nhân sự xuống còn 72.000 đến 77.000 nhân viên từ tổng số 86.000 người, trong đó có 16% vị trí quản lý cấp cao. 

Bài 4: 5 chiến lược marketing giúp nâng cao doanh thu nhà mạng viễn thông

Tencent bắt tay ba nhà mạng lớn Trung Quốc xoá ‘rào cản’ người dùng ví điện tử

Tencent bắt tay ba nhà mạng lớn Trung Quốc xoá ‘rào cản’ người dùng ví điện tử

Tencent Holdings hợp tác với ba nhà khai thác viễn thông lớn nhất Trung Quốc, cho phép người dùng ví kỹ thuật số thực hiện thanh toán bằng mã QR WeChat.
Nhà mạng muốn mở lối cho khách hàng đăng ký thông tin thuê bao online

Nhà mạng muốn mở lối cho khách hàng đăng ký thông tin thuê bao online

Các nhà mạng cho rằng, việc đăng ký thông tin thuê bao qua kênh online có kiểm soát là phù hợp với xu hướng chuyển đổi số, bởi nó đem lại sự tiện lợi cho cả nhà mạng và người sử dụng.
Tốc độ 5G của nhà mạng Mỹ gần bắt kịp băng thông rộng cố định

Tốc độ 5G của nhà mạng Mỹ gần bắt kịp băng thông rộng cố định

Tốc độ 5G tải xuống trung bình của nhà mạng T-Mobile trong quý III/2023 là 221,57 Mb/giây, gần bằng mạng băng thông rộng cố định mà Cox cung cấp cho khách hàng trong cùng kỳ (260,09 Mb/giây).