Tuyên bố trên được Bộ Công nghiệp và CNTT Trung Quốc (MIIT) đưa ra ngày 9/8, cho thấy nỗ lực mới nhất của Bắc Kinh nhằm siết chặt quản lý lĩnh vực phần mềm. Theo đó, các công ty không thực hiện theo yêu cầu sau khi thời gian ân hạn kết thúc vào tháng 3/2024 sẽ đối diện án phạt.
Giới phân tích nhận định động thái của cơ quan chức năng sẽ làm hạn chế số lượng ứng dụng được tung ra thị trường Trung Quốc, cũng như tác động nặng nề đến những nhà phát triển nhỏ.
You Yunting, luật sư tại văn phòng luật DeBund trụ sở Thượng Hải, nói rằng quy định này đồng nghĩa các ứng dụng phải có sự cấp phép của MIIT. Mặc dù điều này chủ yếu nhằm ngăn chặn gian lận trực tuyến, song sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ ứng dụng tại đại lục.
Trong khi đó, Rich Bishop, đồng sáng lập hãng phát triển phần mềm AppInChina, cho biết quy định mới là “đòn giáng” vào các nhà phát triển ứng dụng nước ngoài, những người vốn đã quen với việc dễ dàng xuất bản phần mềm thông qua cửa hàng ứng dụng của Apple mà không cần gửi thông tin cho chính phủ Trung Quốc.
Apple từ chối bình luận về quy định mới. Tuần trước, nhà sản xuất iPhone đã gỡ hàng trăm ứng dụng trí tuệ nhân tạo khỏi App Store nhằm tuân thủ yêu cầu của Bắc Kinh về quản lý các ứng dụng AI sinh tạo tại đây.
MIIT cũng lưu ý các thực thể “tham gia vào dịch vụ thông tin Internet qua ứng dụng trên các lĩnh vực như tin tức, xuất bản, giáo dục, phim ảnh, truyền hình hay tôn giáo cũng phải nộp các tài liệu có liên quan”.
Các ứng dụng như X (trước là Twitter), Facebook và Instagram dự báo cũng sẽ bị ảnh hưởng dù việc sử dụng những nền tảng này tại Trung Quốc bị cấm hoàn toàn. Nguyên nhân là do người dùng vẫn có thể tải xuống các ứng dụng từ cửa hàng ứng dụng và sử dụng khi đi du lịch nước ngoài.
Trước đó, Trung Quốc cũng từng yêu cầu các nhà làm game di động phải xin cấp phép trước khi phát hành tại nước này. Trong năm 2020, cơ quan chức năng đã gỡ hàng chục ngàn trò chơi chưa xin phép khỏi các app-store.
(Theo Reuters)
Trung Quốc: Các nền tảng số phải thực hiện đánh giá bảo mật dữ liệu định kỳ
Trung Quốc hạn chế trẻ em dùng điện thoại di động