Như lúc tạo thêm người dùng bạn đã thấy, phần Role cho phép bạn chọn một trong năm nhóm người dùng là Subscriber, Contributor, Author, Editor, Administrator. Vậy ý nghĩa của các nhóm này là gì, quyền đặc trưng của từng nhóm ra sao? Mình sẽ giải thích trọn vẹn ở bài này để bạn hiểu rõ nhất vai trò của từng nhóm người dùng.
Tuy là bạn thấy WordPress có 5 nhóm người dùng trong lúc tạo người dùng mới, nhưng thực ra nếu tính đầy đủ thì mặc định WordPress sẽ có tất cả là 6 nhóm người dùng, bao gồm:
Nếu chỉ giải thích bằng vài chữ như trên thì có thể bạn hiểu vai trò của mỗi nhóm, nhưng bạn có biết rằng mỗi quyền trong WordPress đều được biểu diễn bằng chữ kiểu “quyen_han”, tức là chữ được viết thường và có dấu “_” để ngăn cách. Lý do mình cần các bạn hiểu cái này đó là về sau khi dùng plugin để tùy biến quyền của nhóm người dùng, nên tốt nhất bạn nên xem qua để hiểu chi tiết từng quyền của mỗi nhóm người dùng.
Dưới đây là bảng chi tiết quyền hạn của từng nhóm người dùng mà mình chôm chỉa tại trang hướng dẫn của WordPress.
< td>
Tên quyền | Super Admin | Administrator | Editor | Author | Contributor | Subscriber |
---|---|---|---|---|---|---|
manage_network | Y | |||||
manage_sites | Y | |||||
manage_network_users | Y | |||||
manage_network_plugins | Y | |||||
manage_network_themes | Y | |||||
manage_network_options | Y | |||||
unfiltered_html | Y | |||||
Tên quyền | Super Admin | Administrator | Editor | Author | Contributor | Subscriber |
activate_plugins | Y | Y | ||||
create_users | Y | Y (single site) | ||||
delete_plugins | Y | Y | ||||
delete_themes | Y | Y (single site) | ||||
delete_users | Y | Y | ||||
edit_files | Y | Y | ||||
edit_plugins | Y | Y (single site) | ||||
edit_theme_options | Y | Y | ||||
edit_themes | Y | Y (single site) | ||||
edit_users | Y | Y (single site) | ||||
export | Y | Y | ||||
import | Y | Y | ||||
Tên quyền | Super Admin | Administrator | Editor | Author | Contributor | Subscriber |
install_plugins | Y | Y (single site) | ||||
install_themes | Y | Y (single site) | ||||
list_users | Y | Y | ||||
manage_options | Y | Y | ||||
promote_users | Y | Y | ||||
remove_users | Y | Y | ||||
switch_themes | Y | Y | ||||
update_core | Y | Y (single site) | ||||
update_plugins | Y | Y (single site) | ||||
update_themes | Y | Y (single site) | ||||
edit_dashboard | Y | Y | ||||
Tên quyền | Super Admin | Administrator | Editor | Author | Contributor | Subscriber |
moderate_comments | Y | Y | Y | |||
manage_categories | Y | Y | Y | |||
manage_links | Y | Y | Y | |||
edit_others_posts | Y | Y | Y | |||
edit_pages | Y | Y | Y | |||
edit_others_pages | Y | Y | Y | |||
edit_published_pages | Y | Y | Y | |||
publish_pages | Y | Y | Y | |||
delete_pages | Y | Y | Y | |||
delete_others_pages | Y | Y | Y | |||
delete_published_pages | Y | Y | Y | |||
delete_others_posts | Y | Y | Y | |||
delete_private_posts | Y | Y | Y | |||
edit_private_posts | Y | Y | Y | |||
read_private_posts | Y | Y | Y | |||
delete_private_pages | Y | Y | Y | |||
edit_private_pages | Y | Y | Y | |||
read_private_pages | Y | Y | Y | |||
Tên quyền | Super Admin | Administrator | Editor | Author | Contributor | Subscriber |
edit_published_posts | Y | Y | Y | Y | ||
upload_files | Y | Y | Y | Y | ||
publish_posts | Y | Y | Y | Y | ||
delete_published_posts | Y | Y | Y | Y | ||
edit_posts | Y | Y | Y | Y | Y | |
delete_posts | Y | Y | Y | Y | Y | |
read | Y | Y | Y | Y | Y | Y |
Tên quyền | Super Admin | Administrator | Editor | Author | Contributor | Subscriber |
Ngoài việc biểu diễn quyền hạn thông qua cái bảng ở trên, WordPress còn sử dụng một hệ thống cấp độ từ 01 đến 10 để biểu diễn quyền hạn của từng nhóm người dùng. Mặc dù bạn có thể sẽ thấy một số plugin có cho phép bạn chỉnh quyền theo thang cấp độ này nhưng tại thời điểm này trở đi, bạn không cần quan tâm nữa vì tính năng này đã được xóa bỏ khỏi WordPress từ phiên bản 3.0 vì quá dư thừa.
Ở bài tiếp theo, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng một plugin tên Advanced Access Manager để quản lý và phân quyền lại các nhóm người dùng, đồng thời có thể tạo ra một nhóm người dùng mới nếu bạn có nhu cầu.