Vbee 4.jpg
Vbee – đơn vị tiên phong trong nghiên cứu và phát triển các sản phẩm giọng nói nhân tạo tiếng Việt. Ảnh: PV

Báo chí truyền thống đương đầu với làn sóng thay đổi thói quen đọc tin

Ngành báo chí Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức trong kỷ nguyên số. Theo báo cáo mới nhất của Viện Reuters, các influencer và người nổi tiếng đang dần thay thế các nhà báo truyền thống trở thành nguồn tin chính cho người dùng trẻ trên các nền tảng mạng xã hội. Cụ thể, 55% người dùng TikTok và Snapchat, cũng như 52% người dùng Instagram đọc tin tức từ các cá nhân thay vì các phương tiện truyền thông chính thống.

Thực tế này khiến lượng độc giả của các tờ báo lớn giảm đáng kể trong những năm gần đây. Đáng chú ý, thời gian trung bình mỗi người dành cho việc đọc báo cũng ngày càng ít đi, chủ yếu do sức hút mạnh mẽ từ các mạng xã hội và các loại hình giải trí trực tuyến khác. Sự cạnh tranh khốc liệt từ những nền tảng này đã khiến báo chí truyền thống mất dần vị thế và gặp khó khăn trong việc giữ chân độc giả lâu dài.

Cơ hội mới từ xu hướng “báo nói”

Trong bối cảnh đó, “báo nói” xuất hiện như một hướng đi mới đầy tiềm năng, giúp ngành báo chí vượt qua khó khăn, mở rộng thị trường và thu hút độc giả mới. Thực tế cho thấy, người dùng Việt Nam ngày càng ưa chuộng nội dung số tiện lợi và linh hoạt, đặc biệt là các hình thức như podcast và audio news, tương tự như xu hướng tại các thị trường phát triển. 

Theo khảo sát gần đây tại Mỹ, 49% người nghe podcast thường làm việc nhà cùng lúc, trong khi 42% nghe podcast khi di chuyển tới nơi làm việc. Các hoạt động phổ biến khác như tập thể dục và nấu ăn cũng đạt tỷ lệ nghe podcast lên tới 29%. Đây là bằng chứng cho thấy xu hướng tiêu thụ nội dung audio ngày càng phổ biến và trở thành cơ hội lớn để các tòa soạn báo chí khai thác và mở rộng thị trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và linh hoạt của độc giả hiện đại.

Vbee 2.png

Xu hướng này càng rõ nét hơn khi podcast và tin tức âm thanh đã và đang tăng trưởng mạnh với tốc độ khoảng 35% mỗi năm. Các chuyên gia dự báo thị trường Podcast toàn cầu sẽ đạt doanh thu khoảng 30 tỷ USD vào năm 2027, một dấu hiệu rõ ràng cho thấy sự bùng nổ mạnh mẽ của nội dung số dưới dạng âm thanh trong tương lai gần.

Vbee AIVoice – Giải pháp tiên phong thúc đẩy chuyển đổi số ngành báo chí

Trong bối cảnh đó, Vbee – đơn vị tiên phong trong nghiên cứu và phát triển các sản phẩm giọng nói nhân tạo tiếng Việt đã phát triển Vbee AIVoice, công cụ hỗ trợ làm báo nói bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo. 

Vbee AIVoice Báo nói nổi bật với khả năng đọc chính xác 100% theo quy định văn bản pháp luật dành riêng cho ngành báo chí. Công nghệ Text-to-Speech (Chuyển văn bản thành giọng nói) tiên tiến cho phép chuyển đổi nhanh chóng văn bản thành giọng nói chỉ trong vài giây, với chất lượng âm thanh tự nhiên như MC chuyên nghiệp.

Vbee 3.png

Không chỉ dừng lại ở độ chính xác, công nghệ AI Voice của Vbee còn cung cấp những giọng đọc đa dạng, tự nhiên và chuyên nghiệp. Các giọng đọc này có thể thay đổi linh hoạt theo vùng miền, giới tính nam hay nữ, giúp các bản tin trở nên sinh động, hấp dẫn và gần gũi hơn với người nghe. Trải nghiệm nghe tin tức thông qua giọng nói AI của Vbee giống như đang nghe các MC chuyên nghiệp đọc tin, tạo cảm giác thân thuộc và hấp dẫn, giúp thu hút và giữ chân người nghe lâu hơn.

Một điểm quan trọng khác của giải pháp Vbee AIVoice chính là khả năng tiết kiệm chi phí hiệu quả cho các đơn vị báo chí. Thay vì phải đầu tư lớn vào đội ngũ nhân sự làm nội dung audio, sử dụng AIVoice của Vbee có thể giúp các đơn vị báo chí tiết kiệm từ 60% đến 80% chi phí sản xuất nội dung âm thanh. Điều này không chỉ giảm bớt gánh nặng chi phí nhân sự mà còn tối ưu hóa nguồn lực để các tòa soạn tập trung vào nâng cao chất lượng nội dung và sáng tạo.

Trong bối cảnh ngành báo chí đang đối diện với áp lực lớn từ sự cạnh tranh của mạng xã hội và các nền tảng truyền thông số khác, sản phẩm AI Voice Báo nói của Vbee chính là chìa khóa vàng giúp ngành báo chí Việt Nam bắt kịp xu hướng mới, chuyển đổi số thành công và ngày càng phát triển mạnh mẽ.