Trong hơn 1 năm nay, mình đã duy trì cái việc giới thiệu theme WordPress miễn phí đẹp nhất hàng tháng mà mình sưu tầm được, tuy nhiên cũng có rất nhiều yêu cầu là nên giới thiệu các plugin WordPress hay để mọi người cùng biết tới nó vì số lượng hàng trăm nghìn plugin cho WordPress hiện nay thì việc biết đến toàn bộ các plugin có ích cũng là một vấn đề không đơn giản.
Do vậy, tháng này mình đã bắt đầu lên kế hoạch đánh dấu lại các plugin WordPress có ích mà mình biết ngoài các plugin mà mình đã nêu trong danh sách plugin thông dụng nhất. Nếu có plugin trả phí nào hay, mình cũng sẽ gộp vào.
Đây là một plugin hỗ trợ chèn mặt cười vào website khá phong phú và mới nhất hiện nay. Hiện tại con số mặt cười plugin này hỗ trợ là hơn 840 cái, khá phong phú phải không nào, và nó mang phong cách giống bộ mặt cười của Facebook. ?
Cũng là plugin chèn mặt cười vào website nhưng sẽ hỗ trợ bạn 3 bộ mặt cười dạng hình động rất thú vị và hài hước.
Nếu bạn muốn cập nhật lại nội dung bài viết mà không cần phải vào trang sửa nội dung cho mất công thì có thể sử dụng plugin này để hỗ trợ sửa bài viết trực tiếp ngoài trang chủ.
Nếu website của bạn có nhiều plugin được cài đặt vào thì plugin này sẽ rất có ích trong việc tăng tốc độ của website vì bạn có thể tùy chỉnh plugin nào được load trước, plugin nào được load sau hoặc plugin nào được phép load trên trình duyệt di động.
Nếu bạn thường xuyên cần các hình ảnh đẹp, chất lượng cao chèn vào bài viết thì plugin UnSplash WP này khá có ích cho bạn. Nhiệm vụ của nó là hiển thị các hình ảnh tại trang dự án UnSplash – dự án chia sẻ ảnh stock chất lượng cao miễn phí và hoàn toàn có đầy đủ bản quyền.
Mặc định khung bình luận của WordPress chỉ hỗ trợ khách comment nhập các thông tin cần thiết như Tên, Email và Website. Với plugin này, bạn có thể tạo thêm các field khác để khách có thể nhập vào, bạn cũng có thể tùy chọn nó là dạng field bắt buộc rồi nó sẽ tự động hiển thị vào comment. Nếu theme bạn có phần bình luận được viết code theo chuẩn WordPress thì hầu như không gặp lỗi gì cả.
Nếu bạn muốn chặn một số quốc gia nào đó truy cập vào website của bạn thì có thể dùng plugin này để làm một cách đơn giản nhất. Bạn có thể tùy chọn chặn truy cập vào trang chủ website hoặc chặn truy cập vào trang Admin.
Nếu bạn đang sử dụng Mailchimp để làm Email Marketing cho website mà chưa biết cách chèn form đăng ký email thế nào cho đẹp vào website thì plugin này sẽ giúp bạn làm cái opt-in form đơn giản nhưng khá bắt mắt chèn vào website.
Bạn vào xem bài này, sẽ thấy các hình ngôi sao đánh giá cho từng công cụ. Và mình đã sử dụng plugin này để làm việc đó, nó chỉ đơn giản là giúp bạn chèn các hình ngôi sao kiểu đánh giá vào bài viết thông qua shortcode mà thôi.
Một plugin miễn phí rất tốt và được WordPress.Com khuyên dùng trong chức năng tự chèn link vào từ khóa cụ thể. Chức năng của nó tương tự như bài hướng dẫn SEO Auto Link nhưng giao diện trực quan hơn, và hỗ trợ tự chèn một phần nội dung vào thẻ title của liên kết.
Plugin này bạn nên dùng nếu như website bạn có nhiều cái cần để chuyển hướng. Nếu bạn có kiến thức về Regular Expression thì nó càng mạnh mẽ hơn vì bạn có thể thiết lập chuyển hướng tự động trên nhiều liên kết. Ngoài ra nó cũng hỗ trợ nhiều kiểu chuyển hướng khác nhau và tự chuyển hướng các trang lỗi 404. Tương thích với cả Apache và NGINX.
Một plugin khá tốt nếu bạn muốn tăng lượt truy cập nếu website của bạn có nhiều hình ảnh được index trên Google hình ảnh vì phải vào website của bạn mới có thể xem được ảnh gốc “không che”. Dĩ nhiên, tất cả các website khác đăng lại hình ảnh từ website bạn đều bị lỗi này, một cách chống trộm băng thông rất hay vì không ai muốn copy một bài viết mà có các hình ảnh kiểu thế này.
Nếu bạn thường xuyên chụp ảnh màn hình hoặc đăng ảnh từ máy tính vào bài viết thì plugin này là vũ khí hạng nặng mới dành cho bạn đây. Chức năng của nó là tự động upload hình ảnh mà bạn đã copy vào clipboard lên bài viết. Lấy ví dụ, bạn hãy thử ấn nút Print Screen trên máy tính, sau đó paste vào khung soạn thảo sẽ thấy điều kỳ diệu.
Hoặc nếu bạn sử dụng các công cụ chỉnh sửa/chụp ảnh khác như Snagit, Photoshop, Skitch,…thì chỉ cần tạo vùng chọn cho ảnh rồi copy. Điều này cũng có nghĩa là, bạn chỉ cần ấn copy ảnh từ website khác, sau đó paste vào khung soạn thảo thì nó vẫn tự động lôi ảnh về.
Plugin này còn có một phiên bản Premium với thêm một số tính năng hay hơn như sửa lại tên ảnh, nén ảnh mà bạn có thể mua tại đây.
Plugin này bạn có thể dùng thêm nếu như muốn cải thiện tốc độ của website bằng cách thêm hiệu ứng LazyLoad cho ảnh, sử dụng thư viện JS của Google, đưa file Javascript xuống Footer,…và rất nhiều chức năng khác. Chỉ cần cài plugin vào là được chứ không cần tùy chỉnh gì thêm mặc dù nó cũng có nhiều
tùy chọn.
Đơn giản là chèn các nút chia sẻ bài viết giống hệt như Mashable vào website.
Plugin này sẽ giúp bạn tạo ra 8 kiểu slide khác nhau để bạn biểu diễn hình ảnh trên website với một phong cách chuyên nghiệp. Điều mình thích nhất ở plugin này ngoài hỗ trợ Responsive và cảm ứng đa điểm thì nó còn hỗ trợ bạn tạo ra một slide hoàn chỉnh chỉ trong vài cú click với chức năng tự dựng slide mẫu, việc còn lại chỉ là thay ảnh và sử dụng shortcode/hàm PHP của từng slide chèn vào post hoặc theme của bạn.
Đây là một plugin mới của nhà cung cấp ElegantTheme mới ra lò cách đây vài ngày thôi. Chức năng của plugin này là chèn nút share bài viết lên mạng xã hội rất đẹp mắt, hỗ trợ Responsive và đếm lượt subscribe trên các mạng xã hội.
Nếu bạn tính tạo ra một trang nhỏ để công khai thư viện các tập tin mà bạn cho phép thành viên tải về thì có thể sử dụng plugin này để quản lý các file đó, họ có thể vào tải trực tiếp, có hỗ trợ phân trang và tìm kiếm tập tin.
Plugin chống copy bài viết bằng cách cấm bôi đen, chuột phải và xem mã nguồn của website bằng Javascript, có thể chặn các phím tắt trình duyệt của các hệ điều hành thông dụng như Windows, Linux và Mac OS.
Còn nếu khách truy cập cố tình tắt Javascript được thì sẽ bấm chuột phải bình thường nhưng không bôi đen được. Điểm hay của plugin này là có thể tùy chọn nhóm thành viên mà chức năng này được áp dụng, chẳng hạn với Administrator thì plugin này sẽ bị vô hiệu hóa.
Nếu bạn muốn thay đổi layout mặc định của website từ dạng thông thường sang dạng lưới (grid) nhưng lại không rành về code thì plugin này có thể làm được nhiều việc hơn bạn cần. Nó hỗ trợ bạn tạo layout riêng để hiển thị danh sách các bài viết với hơn 30 giao diện khác nhau, dễ sử dụng và có tích hợp cho Woocommerce để hiển thị sản phẩm.
Trong các plugin miễn phí mà tháng này mình giới thiệu thì plugin Image Elevator có lẽ làm mình thích nhất, thật không có thể hiểu rằng nó đã giúp mình tiết kiệm thời gian như thế nào vì mình vốn chụp ảnh màn hình rất thường xuyên mà, có lẽ sẽ mua bản Pro trong vòng ngày mai thôi. ?
Còn bạn, bạn thích plugin nào?