Cuộc chiến bán dẫn thế giới tiếp tục nóng bỏng sau khi Trung Quốc hạ lệnh hạn chế xuất khẩu hai kim loại quan trọng trong sản xuất. Thương chiến Mỹ – Trung leo thang từ năm 2019 do Mỹ dùng danh sách đen (Entity List) và loạt biện pháp sâu rộng nhằm cắt đứt khả năng tiếp cận linh kiện công nghệ then chốt, bán dẫn, chip cao cấp của Bắc Kinh.

Bán dẫn trở thành tâm điểm trong cuộc chiến giữa hai siêu cường. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa trả đũa nhiều nhưng vào tháng 5, nước này gọi Micron – nhà sản xuất chip hàng đầu của Mỹ – là “rủi ro an ninh lớn”. Hiện tại, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang xem xét các lĩnh vực mà họ có lợi thế như kim loại, vật liệu sản xuất điện tử và bán dẫn.

Ký hiệu hóa học và số nguyên tử của germanium và gallium trong bảng tuần hoàn các nguyên tố (Ảnh: SCMP)

Ngày 3/7, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo quy định mới, yêu cầu các nhà xuất khẩu gallium (gali, ký hiệu hóa học Ga) và germanium (gecmani, ký hiệu hóa học Ge) phải xin giấy phép trước khi bán ra nước ngoài. Lý do cho quy định là an ninh quốc gia.

Germanium và gallium là gì?

Germanium và gallium không tồn tại trong tự nhiên mà là sản phẩm phụ khi xử lý các kim loại khác. Germanium màu trắng bạc, hình thành khi sản xuất kẽm, còn gallium sinh ra khi chế biến quặng bô xít và kẽm.

Gecmani có một số công dụng như dùng trong sản phẩm năng lượng mặt trời và cáp quang. Nó trong suốt, có thể nhận dạng chính xác nguồn bức xạ và được sử dụng trong các ứng dụng quân sự như kính nhìn ban đêm. Tấm năng lượng mặt trời chứa germanium ứng dụng trong không gian.

Gali được dùng để sản xuất hợp chất hóa học gallium arsenide chế tạo chip tần số vô tuyến trên điện thoại di động và liên lạc vệ tinh. Đây cũng là vật liệu quan trọng trong bán dẫn.

Trung Quốc sản xuất 60% gecmani và 80% gali toàn cầu, theo Liên minh vật liệu thô thiết yếu. Hợp chất gallium arsenide sản xuất rất phức tạp và chỉ có vài công ty có năng lực. Một đặt tại châu Âu, số khác nằm ở Nhật Bản và Trung Quốc.

Quy định mới của Trung Quốc nghiêm trọng đến đâu?

Theo công ty Eurasia, đây chỉ là lời cảnh báo, không phải đòn chí mạng. Dù yêu cầu các nhà xuất khẩu xin giấy phép, Trung Quốc không nhắc đến quốc gia hay người dùng cụ thể.

Mỹ và châu Âu không nhập khẩu lớn số lượng chất này. Theo số liệu của chính phủ, Mỹ chỉ mua 5 triệu USD gali và 220 triệu USD gali arsenide trong năm 2022. Mỹ nhập 60 triệu USD gecmani, còn châu Âu nhập 130 triệu USD gecmani năm ngoái, theo dữ liệu của S&P Global Market Intelligence.

Bỉ, Canada, Đức, Nhật Bản và Ukraine có thể sản xuất gecmani. Nhật Bản, Hàn Quốc, Ukraine, Nga và Đức sản xuất gali. Họ có tiềm năng thay thế hàng hóa của Trung Quốc.

Quy mô của Trung Quốc cho phép họ sản xuất hai kim loại với giá thấp hơn nơi khác, song quy định mới của Bắc Kinh chỉ ảnh hưởng hạn chế đến chuỗi cung ứng toàn cầu, Eurosia Group nhận định. Tập đoàn này cho rằng thông điệp thực sự là nhắc nhở các nước như Mỹ, Nhật Bản và Hà Lan rằng Trung Quốc vẫn còn các phương án trả đũa, từ đó ngăn họ áp đặt thêm các hạn chế mới với việc tiếp cận chip và công cụ cao cấp.

(Theo CNBC)

Mỹ, Hà Lan tiếp tục ‘giáng đòn’ vào ngành sản xuất chip Trung Quốc

Mỹ, Hà Lan tiếp tục ‘giáng đòn’ vào ngành sản xuất chip Trung Quốc

Mỹ và Hà Lan thống nhất siết chặt thêm các lệnh hạn chế xuất khẩu thiết bị đúc chip sang đại lục trong nỗ lực ngăn chặn công nghệ bán dẫn góp phần hiện đại hoá quân đội Trung Quốc.
Bill Gates, Elon Musk đua nhau tới Trung Quốc bất chấp căng thẳng Mỹ - Trung

Bill Gates, Elon Musk đua nhau tới Trung Quốc bất chấp căng thẳng Mỹ – Trung

Dù quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh tiếp tục căng thẳng, các lãnh đạo doanh nghiệp phương Tây vẫn muốn tận dụng cơ hội tại Trung Quốc, thị trường tiêu thụ kiêm cứ điểm sản xuất khổng lồ.
Cơ quan ‘nhỏ nhưng có võ’ đằng sau các lệnh cấm bán dẫn nhằm vào Trung Quốc

Cơ quan ‘nhỏ nhưng có võ’ đằng sau các lệnh cấm bán dẫn nhằm vào Trung Quốc

Cơ quan Cục Công nghiệp và An ninh (BIS) trực thuộc Bộ Thương mại Mỹ đang nắm giữ vai trò quan trọng trong việc đưa ra các lệnh hạn chế bán dẫn nhằm vào Trung Quốc.