Nếu bạn cảm thấy việc tự backup dữ liệu WordPress thủ công quá mất thời gian của bạn mỗi ngày thì điều đó cũng đúng thôi, bởi mỗi lần như vậy bạn lại phải mất công vào host nén mã nguồn, export file .sql và tải về máy.
Do đó, việc tìm các giải pháp tự động backup định kỳ là điều hiển nhiên, và rất may mắn là trên WordPress không thiếu các giải pháp như vậy. Trong bài này, mình sẽ giới thiệu và hướng dẫn các bạn cách thiết lập cho website tự động backup dữ liệu định kỳ, các dữ liệu đó sẽ bao gồm cả mã nguồn và database (hoặc bạn có thể chọn 1 trong 2) và được lưu trên host hoặc lưu ở một số dịch vụ đám mây như Dropbox chẳng hạn – plugin này tên là BackWPUp, một plugin hoàn toàn miễn phí.
BackWPUp là một plugin miễn phí hỗ trợ tự động sao lưu dữ liệu website WordPress thông dụng nhất hiện nay, với số lượng download mỗi ngày gần 2000 lượt.
Sở dĩ plugin này được nhiều người sử dụng như vậy là bởi vì nó vừa dễ sử dụng, tốn ít tài nguyên và hỗ trợ tự động upload dữ liệu được backup qua host khác thông qua FTP, hoặc các dịch vụ lưu trữ đám mây như Dropbox và Amazon S3.
Mặc dù BackWPUp không hỗ trợ tính năng khôi phục dữ liệu nhanh chóng nhưng khi đã có file backup rồi, bạn có thể thực hiện khôi phục dữ liệu thủ công.
Để sử dụng plugin BackWPUp tốt nhất, host của bạn phải cài các phần mềm với cấu hình như sau:
Ngoài ra, hãy chắc chắn là thư mục /wp-content/uploads/ trên host của bạn đang được CHMOD là 755.
Các gói host trong danh sách host tốt nhất đều làm việc rất tốt với BackWPUp.
Sau khi cài plugin và kích hoạt BackWPUp xong, bạn sẽ thấy trên Dashboard có một menu tên BackWPUp ở cột tay trái.
Trong đó:
Để chắc chắn là cấu hình host của bạn phù hợp với BackWPUp, bạn nên vào phần BackWPUp -> Settings -> Information để xem thông tin cấu hình host, ở đó bạn sẽ xem được các phiên bản của từng phần mềm đang chạy trên host.
Để tạo một job backup mới, hãy vào BackWPUp -> Add new Job.
Tại đây, bạn khai báo các thông tin về tiến trình tự động backup. Phần Job Destination là thiết lập nơi cần lưu dữ liệu backup, nếu bạn mới sử dụng thì nên chọn Backup to Folder để nó lưu dữ liệu backup lên host.
Dưới đây là cách thiết lập thông dụng nhất:
Kế tiếp là chuyển qua tab Schedule để thiết lập lịch backup tự động, bạn hãy chọn With WordPress cron và chọn là daily nếu muốn job này chạy mỗi ngày.
Tới bước này thì bạn đã có thể backup được rồi, nên hãy ấn Save Changes lại. Nếu muốn bạn có thể tự tìm hiểu thêm các chức năng còn lại.
Bây giờ để chạy thử Job, hãy vào BackWPUp -> Jobs -> ấn nút Run now của cái job vừa tạo để nó bắt đầu backup xem có lỗi gì xảy ra không.
Và nó sẽ bắt đầu backup kèm tiến trình để bạn xem.
Bạn có thể ấn vào nút Display working log để xem nó làm việc tới đâu và có lỗi gì màu đỏ không. Nếu nó chạy hết 100%, bạn có thể vào BackWPUp -> Backups để xem file chứa dữ liệu backup của bạn, bạn có thể tải về máy.
Trong file dữ liệu backup này sẽ bao gồm mã nguồn website của bạn và file .sql chứa database, bạn có thể khôi phục bằng cách thủ công khi cần thiết.
Chúc các bạn thành công!