Sau khi đã có được một website WordPress tự host, bạn đã bắt đầu bước vào con đường khám phá mã nguồn WordPress thần kỳ. Đừng quá lo lắng nếu nó có vẻ mới mẻ đối với bạn, mình viết serie này ở đây là cốt yếu giúp bạn nhận ra rằng nó đơn giản hơn bạn nghĩ rất nhiều.
Trước khi chúng ta tìm hiểu về chi tiết các tính năng trong khu vực quản trị (Dashboard) và cách sử dụng nó, mình sẽ cho bạn xem qua một số tính năng của WordPress để bạn hình dung ra là nó như thế nào để bạn dễ dàng đi tiếp các phần còn lại, vì mình nhận ra rằng mọi việc sẽ đơn giản hơn nếu bạn đã hiểu sơ sơ về nó bằng cách dùng các ví dụ trực quan.
Sau khi cài xong mã nguồn WordPress, bạn sẽ sử dụng một theme mặc định của WordPress. Một điều thú vị là theme mặc định này sẽ được đổi mỗi khi họ ra một phiên bản mới. Bạn ra trang chủ website sẽ thấy giao diện mặc định của WordPress là như thế này:
Mình xin giải thích vắn tắt như sau:
Bây giờ bạn hãy click vào post “Hello world!” và chúng ta có các thành phần như sau ở trang hiển thị nội dung một post (nó được gọi là single page):
Ở ngay trang xem nội dung post, bạn nhìn lên trên menu màu đen (còn được gọi là Admin Bar) sẽ thấy các liên kết dẫn tới các chức năng như tạo mới một Post, Page, xem tên người đang đăng nhập. Thanh này chỉ hiển thị khi bạn đăng nhập vào website.
Nhìn qua bên Sidebar, bạn sẽ thấy nó có để sẵn một số widget như sau:
Bây giờ bạn rê chuột lên thanh Admin Bar vào tên website và chọn Dashboard để truy cập vào trang quản trị (Dashboard) của website WordPress của bạn.
Okay, và bây giờ bạn
đã vào tới trang Dashboard của WordPress, nó sẽ trông như thế này:
Bên trái Dashboard là thanh menu màu đen chứa liên kết trỏ tới các khu vực cần quản trị, bên phải nó sẽ hiển thị nội dung tương ứng với từng trang quản trị.
Mặc định khi bạn vào trang Dashboard, bên phải nó sẽ có các liên kết dẫn bạn tới từng phần để bạn làm quen với nó. Trong đó bao gồm các khu vực chia thành block nhỏ như sau:
Nếu bạn cần có thể đọc tiếng Anh và cần trợ giúp thì có thể ấn vào menu Help phía bên trên để xem các trợ giúp nhanh (quick help) để bạn làm quen với Dashboard tốt hơn. Hoặc bạn có thể ẩn/hiện từng khu vực phía dưới trong liên kết Screen Options.
Kết thúc phần này, chắc hẳn bạn đã biết qua một số thuật ngữ trong WordPress rồi phải không nào? Rất may thay, đó lại là các thuật ngữ thông dụng nhất nên bạn không cần phải lo lắng ở các bài học sau nữa. Ở phần tiếp theo, mình sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách đăng một post mới để bạn có thể đăng một bài viết đầu tiên của bạn lên website nha.