Chèn quảng cáo vào website chúng ta có rất nhiều cách để chèn, đơn giản nhất là sử dụng các thẻ HTML cơ bản để chèn, hoặc đa phần các nhà cung cấp quảng cáo cho bạn cũng có những đoạn mã riêng để bạn copy vào cho việc hiển thị quảng cáo.
Tuy nhiên các cách làm thủ công đó có một nhược điểm là bạn không thể quản lý tốt các vị trí/banner/mã quảng cáo mà bạn đã chèn, nhất là với các website có nhiều quảng cáo. Trong bài này, mình sẽ giới thiệu một vài plugin rất tốt (đa phần là miễn phí) để hỗ trợ bạn quản lý và chèn quảng cáo dễ dàng vào website.
Đây là một plugin hỗ trợ chèn quảng cáo cũng khá lâu đời rồi nhưng tính đến hiện tại nó vẫn là một trong những plugin WordPress tốt nhất để chèn quảng cáo vào website/blog theo phong cách chuyên nghiệp. Chúng ta tự hỏi, với $47 thì nó sẽ làm được gì cho chúng ta? Ồ, dĩ nhiên là mình không phải tự dưng mất 900k để tậu nó về để cho biết đâu mà mình mua là bởi vì các tính năng vượt trội của nó sau đây:
Còn rất nhiều tính năng nhỏ khác nữa rất hay mà mình không tiện kể hết, bạn có thể xem thêm chi tiết tại trang chủ IO Publisher nhé. Nếu bạn mua plugin ngày hôm nay, hãy sử dụng mã giảm giá DF15-TP để được giảm $10 nhé. Tức là chỉ còn $37 thôi.
Mặc dù tính chuyên nghiệp có thể không bằng plugin trả phí nhưng nếu bạn không có nhiều kinh phí ban đầu thì cũng có thể dễ dàng chèn quảng cáo vào blog thông qua các plugin miễn phí. Dưới đây là danh sách plugin chèn quảng cáo miễn phí mà bạn có thể dùng tốt.
Plugin này tuy là miễn phí nhưng nó cũng hỗ trợ khá nhiều các chức năng trong quảng cáo mà một số plugin trả phí chưa chắc gì đã có, mà cụ thể là nó bao gồm tính năng tùy chọn thời gian hiển thị, hiển thị dựa trên quốc gia, thống kê tỷ lệ CTR,…. Nó có nhiều chức năng quá nên có thể mình không tiện liệt kê đầy đủ ra đây, mà mình chỉ nhấn mạnh một số tính năng quan trọng của nó như:
Trong các tính năng mà mình đã kể ra ở bên trên thì nó có một số tính năng chỉ có ở bản Pro với giá thấp nhất là 25 Euro. Nhưng nếu bạn muốn dùng chỉ đề chèn quảng cáo theo dạng luân phiên thì dùng bản miễn phí cũng khá chất rồi. Hiện tại cddos.net cũng đang dùng plugin này từ rất lâu.
Nếu bạn là tín đồ của Chikita, Google Adsense, Clicksor,…thì không thể không cần đến plugin này. Plugin sẽ giúp bạn chèn quảng cáo vào blog bằng cách đơn giản không thể đơn giản hơn là chỉ cần nhập ID cá nhân của tài khoản quảng cáo và chọn kích thước là nó tự găn vào bài viết luôn, rất tiện lợi.
Còn nếu bạn vẫn chưa hài lòng với bản Lite, bạn có thể mua và sử dụng bản Easy Ads Pro với chi phí chỉ gần $9 cho thêm một số tính năng chuyên nghiệp. Một cái giá quá rẻ đúng không nào.
Đây là một plugin mới do chính Google phát triển dành cho những người sử dụng WordPress. Mục đích của plugin này rất đơn giản, đó chính là hỗ trợ người dùng chèn quảng cáo Google Adsense vào blog theo cách đạt chuẩn nhất mà không cần sửa giao
diện để chèn code. Đơn giản là vậy nhưng nó không hề đơn giản đâu, rất đáng để sử dụng đấy.
Chắc bạn cũng đã từng thấy nhiều blog đặt banner quảng cáo như trong ảnh rồi nhỉ? Trên thực tế, việc chèn các banner quảng cáo với kích thước 125×125 như vậy đã trở thành một xu hướng được nhiều website sử dụng, vì nó không chỉ tiết kiệm diện tích website mà lại còn rất thẩm mỹ mà vẫn có thể truyền đạt nội dung quảng cáo cho người xem.
Không cần tự viết thêm bất cứ đoạn HTML hay CSS nào, chỉ cần cài plugin WP 125 vào và đưa widget của nó vài sidebar là bạn đã có ngay một khung 4 banner 125×125 ngay trên website để đặt quảng cáo.
Plugin này bạn có thể hiểu nó như một hệ thống quản lý quảng cáo toàn diện. Bạn có thể dễ dàng quản lý các vị trí chèn quảng cáo có trên website, thêm quảng cáo với banner/script, thời gian hiển thị, hiển thị banner ngẫu nhiên và độc đáo nhất là tự tính tiền quảng cáo dựa theo CPC, CPM để bạn báo giá cho khách hàng. Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng shortcode để chèn một vị trí quảng cáo nào đó có trong hệ thống để hiển thị vào nội dung dễ dàng
Nếu bạn chỉ có nhu cầu quản lý quảng cáo và chức năng tự chèn quảng cáo vào giữa nội dung thì plugin Advanced Ads này khá phù hợp với bạn. Nói là thế nhưng nó cũng có các chức năng khác cần thiết như tùy chỉnh hiển thị luân phiên quảng cáo.
Các quảng cáo bạn có thể thiết lập trên nhiều post type khác nhau và nó cũng có thể hiển thị trên các trang lưu trữ của các taxonomy như category, tag,…
Plugin này sẽ chỉ hỗ trợ hiển thị đúng một kiểu hiển thị quảng cáo nhưng rất độc đáo, đó là chèn quảng cáo vào cạnh trên của website và nó sẽ có hiệu ứng hiển thị ra toàn nội dung quảng cáo khi rê chuột vào, đây là một hiệu ứng Flash chứ không phải jQuery nên có thể sẽ làm website bạn hơi nặng một xíu.
AdPlugg là một dịch vụ quản lý quảng cáo, điều này có nghĩa là plugin sẽ có chức năng kết nối website của bạn tới máy chủ AdPlugg để hỗ trợ quản lý. Dịch vụ này có hỗ trợ gói miễn phí để hỗ trợ bạn quản lý các vị trí quảng cáo, kiểm soát banner quảng cáo, đặt thời gian hiển thị, phân nhóm quảng cáo và đặc biệt là chức năng thống kê qua biểu đồ rất trực quan và đầy đủ do server của họ cung cấp.
Các lựa chọn plugin chèn quảng cáo ở trên có lẽ hơi có nhiều chức năng và phức tạp trong việc sử dụng. Do vậy nếu bạn cần một plugin hỗ trợ chèn quảng cáo với hình ảnh đơn giản, dễ sử dụng thì có thể dùng plugin Ad Widget này. Chức năng của nó sẽ cung cấp cho bạn một widget, mà ở widget đó bạn chỉ cần upload hình ảnh, điền liên kết của website chèn quảng cáo là được.
Một plugin khác cũng có cách sử dụng dễ dàng không kém, nó giống plugin WordPress Ad Widget ở trên là cung cấp một widget cho phép bạn upload ảnh lên và chèn liên kết website quảng cáo vào. Nhưng một tính năng khác của nó là c
ó thể hiển thị quảng cáo với size 125×125 khá gọn gàng và bắt mắt.
Còn rất nhiều plugin nữa để tạo và quản lý các quảng cáo ở trên blog WordPress từ trả phí đến miễn phí nhưng mình thấy chỉ có một số ít plugin mà mình đã đề cập phía trên là sử dụng ổn định và tốt nhât, nên mình nghĩ nó đã quá đủ cho những gì mình đang cần nếu muốn chèn quảng cáo vào blog.
Nhưng nếu bạn có đủ khả năng và muốn đầu tư thì mình nghĩ bạn nên mua OIO Publisher thì rất đáng giá, đặc biệt cho ai có nhiều website đang có nhu cầu đặt quảng cáo vì bạn hoàn toàn có quyền sử dụng trên nhiều website khác nhau. Đó là lý do tại sao mình tạm dẹp Max Banner Ads đi để chuyển qua sử dụng OIO Publisher.