Các dịch vụ CDN hiện nay không còn là điều xa xỉ nữa, ngoài các dịch vụ CDN cao cấp như Amazon CloudFront, Akamai CDN, CDN.Net,…thì bên cạnh đó còn những dịch vụ CDN chất lượng tương đương với giá thành rẻ hơn như KeyCDN là một ví dụ điển hình.
Thế nhưng các dịch vụ CDN tốt như vậy lại có một điểm chung là không hỗ trợ các PoPs tại Việt Nam nên hiện tại nếu cần sử dụng PoP tại Việt Nam thì bạn có thể sử dụng dịch vụ Cdn.Com.Vn nhưng dịch vụ này lại có một nhược điểm là không hỗ trợ PoP quốc tế và như vậy lại không có khả năng tối ưu cho những truy cập từ quốc tế. Còn nếu dùng CDN.Net thì giá khá cao khi họ bắt bạn phải trả tối thiểu $100/tháng.
Và mới đây, mình đã thử nghiệm qua một dịch vụ CDN khác hội tụ đủ các yếu tố như:
Dịch vụ mình đang nói tới đây tên là CDNSun và bài viết này mình sẽ đánh giá sơ bộ về nó sau khoảng 1 tháng sử dụng trên cddos.net qua tên miền static.thach.io (bạn có thể thấy các hình ảnh, CSS, JS,…của blog mình đều sử dụng domain đó).
Một điểm mạnh giữa CDNSun và KeyCDN đó là nó hỗ trợ mạng lưới trên toàn cầu với hơn 70 PoPs bao gồm 32 PoP tại Châu Âu, 24 PoP tại Châu Mỹ và 15 PoP tại Châu Á (bao gồm 2 PoP tại Việt Nam).
Như vậy với số lượng là 70 PoP, CDNSun vượt mặt cả CloudFront, Akamai, CacheFly hay EdgeCast nhưng chỉ thua mỗi CDN.Net. Rất phù hợp cho những ai có nhu cầu cải thiện tốc độ website trên toàn thế giới.
CDNSun tính giá dựa theo mỗi PoP, có nơi giá cao và cũng có nơi giá thấp. Ví dụ thế này, PoP tại Việt Nam sẽ có giá $119/TB nhưng bạn chỉ dùng khoảng vài GB thì nó tính giá vài GB ở PoP này, sau đó cộng thêm giá ở các PoP khác nếu bạn có sử dụng. Nhưng trung bình, nếu bạn sử dụng hết toàn bộ PoP tại CDNSun và dùng hết 1TB băng thông thì sẽ có giá khoảng $46.5. Như vậy giá tại CDNSun sẽ đắt hơn $6.5 cho mỗi TB nếu so với KeyCDN.
Nhưng may mắn thay, bạn có quyền tùy chọn các PoP, ví dụ bạn bỏ chọn các PoP giá cao thì sẽ tiết kiệm hơn.
Như vậy nếu so với một dịch vụ có số lượng PoP tương đương như CDN.Net thì CDNSun giá linh hoạt hơn nhiều
Cũng như bao dịch vụ CDN khác, CDNSun hỗ trợ các phương thức như:
Tại CDNSun, bạn có khả năng tùy chỉnh một số tùy chọn rất đầy đủ mà nếu so với KeyCDN thì hơn hẳn rất nhiều, bao gồm:
Một điểm mình rất thích tại CDNSun là trang thống kê băng thông/chi phí sử dụng rất trực quan dựa theo vị trí trên bản đồ. Ở đó bạn có thể biết PoP nào bạn tốn nhiều băng thông nhất, PoP nào tốn ít băng thông nhất.
Hoặc khi bạn cần xem thống kê chi tiết theo từng loại thì nó có thống kê trực quan hơn nữa dựa vào biểu đồ.
Tuy nhiên, một cái dở trong phần thống kê của CDNSun là chỉ có thể xem thống kê dựa vào từng tập tin thông qua thống kê thời gian thực chứ nó không lưu lại theo tháng. Thành ra muốn biết file nào tốn nhiều băng thông thì phải chịu khó ngồi xem thống kê.
Đây là cái quan trọng nhất ở bất cứ dịch vụ CDN nào. Dưới đây mình có 3 kết quả ping bao gồm:
Lưu ý rằng ở đây mình chỉ ping tín hiệu, vì thực tế bạn truy cập vào cddos.net thì domain đó vẫn không thông qua CDN nhưng các tập tin tĩnh là đã có CDN.
Kết quả ping như sau (thống kê theo từng quốc gia mà nó ping tới):
Ping tới cddos.net không qua CDN
Ở kết quả ping trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy nếu người dùng ở Việt Nam thì tín hiệu từ máy chủ cddos.net trả về là khoảng 200ms (mili-giây) vì đơn giản là cddos.net dùng máy chủ tại Mỹ.
Kết quả ping tới địa chỉ KeyCDN
Nếu như người dùng vào cddos.net thì tín hiệu trả về ở các tập tin tĩnh là khoảng 30ms, giảm khá nhiều so với việc không sử dụng CDN.
Kết quả ping tới CDNSun
Dĩ nhiên kết quả từ CDNSun thì ping từ Việt Nam sẽ thấp hơn do họ có PoP tại Việt Nam. Vì vậy nếu muốn so sánh với KeyCDN thì chúng ta có thể xét ở một số quốc gia khác như Mỹ, Anh, Úc,…và mình thấy tốc độ từ CDNSun vẫn vượt trội hơn.
Hình thức thanh toán ở CDNSun cũng giống như KeyCDN hay một số nhà cung cấp CDN khác đó là Pay-as-You-Go, nghĩa là bạn sẽ cần nạp trước một khoản tiền và dùng khi nào hết thì thôi. Tuy nhiên ở CDNSun họ yêu cầu bạn phải nạp ít nhất là $45, trong khi KeyCDN thì chỉ $20 nên nếu bạn cần trải nghiệm CDNSun thì sẽ cần nạp nhiều hơn một chút. Thời gian sử dụng tiền không giới hạn.
Tại CDNSun họ chỉ cho bạn đúng $2 trong tài khoản để dùng thử. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy con số này quá ít so với ngưỡng yêu cầu của bạn để thử nghiệm thì cứ gửi ticket cho họ xin thêm. Ví dụ như mình xin thêm $20 để thử nghiệm và lấy lý do là blog cddos.net có hạng 169 ở Việt Nam nên cần nhiều băng thông để dùng chính thức. ?
Qua một số đánh giá sơ bộ ở trên, mình tổng kết lại rằng CDNSun là dịch vụ rất đáng trải nghiệm cho bạn nếu như bạn đang dùng máy chủ/host tại nước ngoài nhưng phục vụ chủ yếu cho lượt truy cập tại Việt Nam như cddos.net. Với chi phí không quá cao nên việc đầu tư thêm vài chục đô-la để website có trải nghiệm người dùng tốt hơn thì vẫn xứng đáng đúng không nào.