Theo New York Times, ngày càng nhiều chính trị gia và lãnh đạo thế giới bày tỏ lo ngại về việc Elon Musk thống trị dịch vụ Internet vệ tinh thế giới. Không có một chính phủ hay công ty đối thủ nào xây dựng được mạng Internet vệ tinh rộng lớn như Starlink của Musk.

Người dân vùng Kherson, Ukraine tập trung để dùng Internet của Starlink năm 2022. (Ảnh: Reuters).

SpaceX đã phóng hơn 42.000 vệ tinh lên quỹ đạo để Starlink cung cấp Internet trên toàn cầu. Công ty ít bị cạnh tranh và giám sát, làm dấy lên lo ngại về hành vi khó có thể dự đoán của Musk, New York Times đưa tin.

Chuyên gia an ninh mạng Dmitri Alperovitch – đồng sáng lập tổ chức  Silverado Policy Accelerator – nhận xét, Starlink không chỉ là một công ty mà còn là một con người.

Starlink mang Internet đến vùng sâu vùng xa, hẻo lánh và cả khu vực xung đột như Ukraine. Dù tỷ phú được khen ngợi vì giúp những vùng chiến sự duy trì kết nối với bên ngoài, một số lãnh đạo lo lắng về việc Musk sẽ sử dụng quyền lực của mình như thế nào và liệu ông có cắt đứt Internet ở đây nhanh như cách ông kết nối chúng hay không.

Dịch vụ của Starlink bị hạn chế bởi nhiều quy định địa phương. Hiện tại, nó chỉ cung cấp Internet tại 40 nước, chủ yếu ở châu Âu và châu Á, theo bản đồ dịch vụ của hãng. Dù vậy, việc sử dụng vệ tinh thương mại trong không gian hầu như không bị quản lý.

Trước đây, Musk từng hạn chế truy cập Starlink tại một số khu vực như gần bán đảo Crimea. Hạ tầng Internet của Ukraine đã bị tàn phá nặng nề. Dù được phục hồi tại vài nơi, phần lớn lãnh thổ vẫn phụ thuộc vào Starlink để kết nối Internet.

Mykhailo Fedorov, Bộ trưởng Kỹ thuật số Ukraine, chia sẻ với New York Times: “Starlink thực sự là huyết mạch của toàn bộ hạ tầng truyền thông của chúng tôi hiện tại”. Theo tờ báo, ít nhất 9 nước khác đã bày tỏ quan ngại về sự thống trị của Starlink.

(Theo The Messenger)

Quân đội Nhật Bản xem xét sử dụng Internet vệ tinh StarlinkQuân đội Nhật Bản đang thử nghiệm dịch vụ Internet vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk với mục tiêu đưa công nghệ này triển khai trong năm sau.