$language_folder = THEME_URL . '/languages'; load_theme_textdomain( 'cddos', $language_folder );
Đoạn này có nghĩa là chúng ta đã thiết lập thư mục chứa các file ngôn ngữ .mo trong thư mục tên languages tại thư mục chứa theme hiện tại (hằng THEME_URL
ta đã khai báo để chứa giá trị là đường dẫn thư mục theme). Vậy thì bây giờ, chúng ta chỉ cần tạo ra các file ngôn ngữ và đặt nó vào thư mục languages trong theme là được.
Trước tiên, bạn tạo cho mình thư mục tên languages trong thư mục theme mà chúng ta đang làm nhé.
Chúng ta sẽ sử dụng phần mềm PoEdit để tạo các file ngôn ngữ, cũng như để chỉnh sửa các bản dịch của từng ngôn ngữ trong theme. Do vậy, bạn hãy cài đặt phần mềm PoEdit phiên bản mới nhất (miễn phí) để có thể làm các bước tiếp theo.
Bây giờ bạn hãy khởi động phần mềm PoEdit lên và chọn File -> New, chọn ngôn ngữ cần tạo, ví dụ Vietnamese (tiếng Việt).
Sau đó vào File -> Save và lưu file lại với tên [mã-ngôn-ngữ].po, ví dụ vi.po vào thư mục languages trong thư mục theme.
Chúng ta đã có file ngôn ngữ hoàn toàn rỗng rồi, bây giờ hãy tiến hành cập nhật các chuỗi từ ngữ có trong theme vào file ngôn ngữ này, bằng cách vào Catalog -> Properties.
Trước tiên ở phần Translation properties là thông tin về file ngôn ngữ bạn đang làm việc, ở phần Source code charset và Charset hãy chọn là UTF-8 (Recommended). Các thông tin khác thì có thể nhập tùy ý.
Ở phần Source paths, bạn hãy thêm một path tên là .. (tức là các file mã nguồn sẽ nằm ngoài thư mục languages một bật).
Cuối cùng là mục Source keywords, tức là khai báo các từ khóa để PoEdit nhận diện đó là một cụm từ cho phép dịch. Hãy thêm hai từ khóa là __
và _e
vào.
Sau đó ấn Ok, và ấn nút Update để nó cập nhật. Nếu nó có hỏi lưu lại thì cứ ấn Save.
Và sau đây là sau khi cập nhật xong.
Bạn hãy thử dịch một vài đoạn bằng cách điền chữ cần dịch vào phần Translation, sau đó ấn Save để lưu lại và vào WordPress -> Settings -> General, phần Site Languages chọn là vi rồi lưu lại để xem kết quả. Nếu trong Site Languages không có chỗ chọn ngôn ngữ vi thì chèn đoạn sau vào wp-config.php và vào Settings -> General lưu lại,
define( 'WPLANG', 'vi' );
Kết quả:
Còn nếu bạn muốn tạo file ngôn ngữ cho các ngôn ngữ khác thì chỉ đơn giản là tạo thêm các file với tên mã ngôn ngữ tương ứng trong thư mục languages trong theme mà thôi. Để biết mã ngôn ngữ chính xác, hãy vào Settings -> General và chọn ngôn ngữ cần lấy mà ở Site Languages, sau đó View Source (Ctrl + U) rồi nhìn ở các đoạn đầu sẽ thấy mã ngôn ngữ.
Sau bài này, theme của bạn giờ đây đã trở nên “quốc tế” hơn với việc có thể dễ dàng chuyển đổi ngôn ngữ hiển thị từ các file ngôn ngữ đã có sẵn, đây cũng là một yêu cầu bắt buộc nếu muốn theme của bạn được WordPress đánh giá cao.