Nếu bạn đã từng bỏ thời gian tìm những cách tự làm một giao diện WordPress thì chắc chắn đã có thể nghe qua hai thuật ngữ Starter Theme và Framework Theme, trong đó có lẽ Framework Theme là loại mà bạn được nghe nhiều nhất.
Vậy starter theme là cái gì, nó khác với framework là gì? Câu trả lời cũng là một trong vấn đề cơ bản nhất khi bạn muốn tự làm một theme cho riêng mình.
Đó là những cái giống nhau nhất, thế sự khác nhau giữa chúng nó là gì?
Starter Theme là một theme để bạn dùng khi bắt đầu tự làm một theme WordPress. Loại theme này thường là không có nhiều CSS, có sẵn cấu trúc một theme bình thường và việc của bạn chỉ là viết thêm CSS hoặc tùy chỉnh lại các code bên trong theme nếu muốn.
Lý do chúng ta dùng Starter Theme là vì khi bạn tự làm một theme, bạn sẽ phải tạo và viết lại các file bắt buộc như header.php, index.php, single.php,….để tạo thành một cấu trúc theme hoàn chỉnh.
Tuy nhiên công đoạn đó thường mất nhiều thời gian mà chưa chắc đã hoạt động tốt do bạn sẽ dễ bị quên một số hàm hoặc hook cần thiết. Vì thế chúng ta mới có giải pháp dùng Starter Theme.
Mở theme lên, soi code để hiểu cấu trúc HTML của giao diện và viết CSS lại theo ý của mình. Thêm thắt các function cần thiết nếu cần và dĩ nhiên là đổi tên theme của họ thành của mình.
Framework Theme là một loại theme được xây dựng lại theo một quy chuẩn riêng do nhà cung cấp định sẵn, quy chuẩn này bao gồm cách thức hoạt động, cấu trúc theme, cấu trúc code và có các action – filter hook được định sẵn.
Loại theme này thường có sẵn khá nhiều tính năng mà thậm chí người sử dụng không cần biết code cũng có thể tự làm một theme theo ý họ bằng việc vận dụng các tính năng đặc biệt có trong nó.
Lý do để sử dụng một theme framework thì nhiều lắm, đa phần nó đều dành cho những người không biết code lẫn coder chuyên nghiệp. Nhưng lý do sử dụng có thể khác nhau tùy theo các tính năng của framework đó, ví dụ như dùng Headway Framework để tự làm một theme mà không cần gõ code, hay dùng Genesis Framework để dễ dàng code và chuẩn SEO.
Mỗi framework đều có một quy chuẩn riêng nên muốn làm việc được với nó thì hầu như bạn đều bắt buộc phải đọc các hướng dẫn do nhà cung cấp đưa ra. Sau đó, thường là ta sẽ tạo thêm một child theme và tiến hành chỉnh sửa dựa trên child theme đó.
Mỗi công đoạn làm việc trên framework bạn đều sẽ phải đi theo quy chuẩn của framework đó chứ không thoải mái như Starter Theme.
Tùy vào mục đích mà bạn sẽ nên dùng Starter Theme hay Framework Theme vì không loại theme nào tốt ưu hơn bằng cách sử dụng nó đúng mục đích. Theo kinh nghiệm của mình thì chúng ta sẽ có các trường hợp sử dụng sau đây:
Bạn thấy đó, để tự làm một theme WordPress không nhất thiết phải tự viết code từ đầu tới cuối mà chỉ cần sử dụng hai giải pháp ở trên cũng đủ để giúp bạn có được theme hoàn chỉnh mà lại tiết kiệm thời gian.
Dùng Framework hay Starter gì cũng đều giúp bạn có theme tốt, do đó hãy cân nhắc lựa chọn giải pháp thích hợp nhất với bạn và quan trọng là dễ dàng nâng cấp về sau.