Hệ thống lượng tử của Honeywell.
Honeywell là một trong những cái tên ít người biết, ít người chú ý trong lĩnh vực máy tính lượng tử nhưng đã gây tiếng vang khi đưa tuyên bố hùng hồn: họ sẽ xây dựng máy tính lượng tử mạnh nhất lịch sử. Công ty vừa mới công bố dự án mới nhất của mình có tên Model H1. Cỗ máy sử dụng công nghệ kiểm soát ion, sức mạnh hệ thống lên tới 10 qubit cho phép khối lượng lượng tử (QV)* chạm mốc 128.
Vậy là QV của Model H1 lớn hơn những hệ thống tương tự tại IBM, nhưng còn kém xa con số mà hãng IonQ tuyên bố mình làm được – một cỗ máy tính lượng tử 4.000.000 QV và 32 qubit.
*Khối lượng lượng tử – quantum volume (QV) là đơn vị đo chỉ ra sức mạnh tính toán tổng của một máy tính lượng tử, không cần biết công nghệ nào đang hậu thuẫn hệ thống.
Chip lượng tử của IonQ.
Các hãng lớn có thể tận dụng sức mạnh tính toán của H1 thông qua hệ sinh thái đám mây Azure Quantum do Microsoft cung cấp. Hiện tại, Honeywell nói rằng họ đã bắt tay hợp tác với Zapata Computing và Cambridge Quantum Computing nhằm đẩy dự án máy tính lượng tử đi xa hơn nữa.
Honeywell nói rằng họ đang thử nghiệm hệ thống kiểm soát cho họ khả năng xây dựng một bẫy sập ion tiên tiến, bên cạnh đó là một dạng qubit đồng nhất giúp hệ thống sửa lỗi dễ dàng hơn.
Bên cạnh việc lắp ráp đời tiếp theo của máy tính lượng tử, công ty công bố cả lộ trình phát triển công nghệ lượng tử trong 10 năm tới. Họ sẽ dần dần nâng sức mạnh máy tính lượng tử từ 10 lên 40 qubit, rồi sẽ chế tạo được những hệ thống miễn nhiễm với lỗi mà lại có quy mô lớn.
Lộ trình phát triển của Honeywell.
“Kế hoạch phát triển xông xáo của Honeywell phản ánh sự tận tụy của chúng tôi trong nỗ lực đưa mảng kinh doanh hệ thống lượng tử tới được quy mô thương mại. Mô hình đăng ký-sử dụng của chúng tôi sẽ cho phép những khách hàng là tập đoàn lớn sử dụng những hệ thống tân tiến nhất mà chúng tôi có”, Tony Uttley, chủ tịch Honeywell Quantum Solutions cho hay.
“Phương pháp tiếp cận vấn đề độc đáo của Honeywell cho phép chúng tôi nâng cấp, một cách có hệ thống và liên tục, các thế hệ H1 thông qua việc đếm qubit, độ tin cậy ngày một cao và những tùy chỉnh chỉ chúng tôi mới sở hữu”.
Tham khảo TechCrunch