Doanh nghiệp “chật vật” để tồn tại

Số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố tháng 5/2023 cho thấy, đã có 88 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 5 tháng đầu năm 2023. Tình hình kinh tế quý II/2023 và 6 tháng đầu năm 2023 cũng tiếp tục chịu ảnh hưởng từ những yếu tố bất lợi của nền kinh tế thế giới. GDP quý II/2023 tăng 4,14% so với cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 0,34% của quý II/2020 trong giai đoạn 2011-2023. Thực tế đang đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng khả năng ứng biến và phục hồi để tồn tại trên thị trường.

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cũng cho biết, kết quả hoạt động xuất nhập khẩu quý I/2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 154,27 tỷ USD, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm trước; trong đó xuất khẩu giảm 11,9%; nhập khẩu giảm 14,7%. Điều này đã ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất trong nước, đặc biệt là các ngành có tỷ trọng sản xuất, xuất khẩu lớn như: dệt may, da giày, sản xuất linh kiện điện tử máy vi tính…. Tình hình lao động cũng không mấy khả quan khi số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II/2023 khoảng 1,07 triệu người, tăng 25,4 nghìn người so với quý trước và tăng 1,9 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Tình hình đăng ký kinh doanh 5 tháng đầu năm 2023, so với cùng kỳ năm 2022 (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Trước thực trạng biến động và bất ổn như vậy, bên cạnh việc rất nhiều doanh nghiệp đã phải rút khỏi thị trường, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa chuẩn bị đủ quy mô và tiềm lực, khả năng cạnh tranh, sức chống chịu, kịch bản thích nghi vẫn còn hạn chế.

Xây dựng năng lực thích ứng linh hoạt

Từ sau đại dịch Covid-19, chuyển đổi số đã trở thành xu hướng “sống còn” đối với các quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp và người tiêu dùng toàn thế giới. Khi bắt tay vào công cuộc chuyển đổi số, doanh nghiệp luôn trăn trở giữa 2 phương án mua công nghệ mới hoàn toàn hay cải tạo công nghệ cũ. 

Các chuyên gia cho rằng, để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần có tầm nhìn xa nhưng bước đi nhỏ, quan trọng hơn là có một phương án chuyển đổi hợp lý, phù hợp với tình hình tài chính của công ty cũng như nhu cầu phát triển của thị trường. Trong tình hình mới, việc xem xét và thay đổi trong doanh nghiệp – hay còn gọi là “tái cơ cấu doanh nghiệp” là ưu tiên hàng đầu cho bất cứ tổ chức nào muốn tạo ra tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên, việc tái cơ cấu thế nào để thành công lại là bài toán mà lãnh đạo các doanh nghiệp phải xem xét cân nhắc một cách kỹ lưỡng. 

Nhằm mang tới giải pháp thiết thực trong quy trình cải thiện bộ máy của doanh nghiệp, hội thảo “Giải pháp Văn phòng số – Chiến lược tái cơ cấu doanh nghiệp và xây dựng năng lực thích ứng linh hoạt” do công ty 1C Việt Nam tổ chức vào ngày 21/7/2023 sẽ đề cập tới những câu chuyện thực tế, bài học thành công từ những chuyên gia hàng đầu về chuyển đổi số của các công ty lớn như: EY Parthenon, FPT Digital, những chuyên gia nghiên cứu và phát triển giải pháp Văn phòng số toàn cầu.

 Thông tin hội thảo “Giải pháp Văn phòng số”

Đại diện đơn vị tổ chức hội thảo chia sẻ, hội thảo “Giải pháp Văn phòng số – Chiến lược tái cơ cấu doanh nghiệp và xây dựng năng lực thích ứng linh hoạt” mong muốn tạo bước đệm lớn trong quản trị, tích hợp các tính năng số hoá hỗ trợ quản lý, lưu trữ, xử lý và chia sẻ thông tin, khuyến khích sự hợp tác giữa mọi bộ phận và cá nhân trong công ty. 

“Giải pháp Văn phòng số sẽ nâng cao năng suất làm việc, giảm thiểu thời gian và chi phí so với hoạt động của các văn phòng truyền thống. Giải pháp này là sự kết hợp giữa việc ‘lưu trữ và quản trị dữ liệu tập trung’ và ‘quản lý quy trình công việc’ – hai điều quan trọng nhất trong quản trị doanh nghiệp, giúp công ty có một quy trình hoàn thiện, hoạt động, điều phối trơn tru”, đại diện công ty 1C Việt Nam chia sẻ. 

Thông tin tham dự hội thảo tham khảo tại: https://chuyendoiso.1c.com.vn/

Thanh Hà