Một tòa nhà muốn chịu được động đất, mưa bão thì phải có kiến trúc tốt và kiên cố. Tương tự như vậy một website muốn phát triển bền vững vượt qua sự quấy phá của sở thú Google thì cũng cần xây dựng cho mình kiến trúc chắc chắn và ổn định.
Đã bao giờ bạn tự hỏi những website như 24h.com.vn, eva.vn hay như Chống DDOS dot NET làm thế nào để Search keywords nào cũng lên Top mặc dù không building links cho các bài viết đó. Còn website của mình thì không, có điều gì bí ẩn ở đây chăng?
Không có điều gì là bí ẩn hay khó hiểu hoặc khó giải thích cả, đơn giản vì các website đó có cấu trúc links liên kết nội bộ tốt, bền vững hơn website của bạn. Vậy chỉ cần làm tốt internal links thì web của mình có thể mạnh như cddos.net hay 24h.com.vn ?
KHÔNG !!! Dù bạn có làm tốt hơn thì web của bạn cũng không mạnh hơn họ được, vì đơn giản internal links chỉ là một yếu tố trong số rất nhiều yếu tố để họ đứng Top. Nhưng nó lại là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất.
Cần xem: 7 mẹo cần biết khi xây dựng liên kết nội bộ
Thông thường mô hình liên kết của website thường có các cấp độ cơ bản như sau:
Điều đầu tiên bạn cần phải chọn Landing Pages của mình thường đặt tại mục nào. Để có phương án thiết kế internal links tối ưu nhất.
Ví dụ: Mình SEO web bán hàng sản phẩm giày dép, có danh mục là “giày nam” trong đó có rất nhiều sản phẩm. Mình muốn có số lượng lớn khách hàng quan tâm tới giày nam truy cập vào danh mục này thông qua tìm kiếm google, nhưng vì giày nam là một lĩnh vực khá cạnh tranh nên sẽ mất nhiều effort để SEO lên TOP, hơn nữa mình muốn khách hàng có nhiều sự lựa chọn khi xem hàng. Mình quyết định thiết kế tất cả internal links của Product Page, Detail Product Page về Category Page “giày nam”. Category Page lúc này sẽ nhận được một lượng lớn liên kết miễn phí ngay trên web của mình.
Với những web nhỏ có ít Category Page, thông thường liên kết hay được đặt tại Navigation Menu để nhận được sức mạnh từ Home Page vốn là 1 page mạnh nhất toàn site và nhận nhiều backlink nhất. Vậy đối với những web lớn có nhiều Category Pages thì sao, đâu có thể đặt hết lên trên Navigation Menu được.
Những Category Pages đó vô hình chung sẽ bị cô lập và không nhận được liên kết nào từ trong website. Cách giải quyết đơn giản nhất, đó chính là bạn liên kết các Category Pages lại với nhau.
Lưu ý là nếu một Category Pages được liên kết bởi một Category Pages khác mà không phải là Home Page thì sẽ không nhận được nhiều sức mạnh của liên kết vì lúc đó nó đang ở tầng thấp hơn của website. Nhưng điều này vẫn tốt hơn là để một khu vực nào đó bị cô lập một mình.
Mỗi website có những định hướng khác nhau trong việc phát triển, xây dựng internal links sát với mục tiêu của website giúp web luôn đi đúng hướng của người quản trị. Hơn nữa, việc liên kết web vững chắc và có định hướng ngay từ đầu, giúp người quản trị web quản lý được tất cả landing pages của mình khi xây dựng backlinks tránh xa đà vào những landing pages không cần tập trung nhiều nguồn lực.
Quay lại với ví dụ về “giày nam” của mình ở trên, sẽ thế nào nếu như mình có khoảng 1000 sản phẩm giày nam cần lên TOP. Xây dựng backlinks cho 1000 sản phẩm là điều không thể, điều duy nhất mình có thể làm để lên TOP là xây dựng liên kết bền vững cho 1000 sản phẩm đó lợi dụng điểm mạnh và yếu của các cấp độ liên kết trong website.
Từng có người hỏi mình như thế này, làm thế nào để SEO lên TOP mà không cần sử dụng backlinks. Không cần backlinks chắc khó để lên TOP, nhưng internal links chuẩn đúng chỗ đúng hoàn cảnh bạn vẫn có thể lên TOP. Suy cho cùng internal links hay external links đều là links cả.
Nếu như các bạn thường xuyên theo dõi bài của mình quả cddos.net chắc cũng nhận thấy một điều, mình rất ít khi viết bài hướng dẫn chi tiết về mặt kĩ thuật. Bài viết này cũng vậy, viết chi tiết về mặt kĩ thuật đối với các trường hợp thì có lẽ phải viết đầy web cddos.net mới xong. Mình hi vọng có thể chia sẻ với các bạn cách tư duy, phương hướng để có thể làm như thế nào khi các bạn gặp các trường hợp trong quá trình học và làm SEO.
Mọi thắc mắc về bài viết, các bạn vui lòng để lại comment, mình sẽ trả lời lại ngay.