7 mẹo cần biết khi xây dựng backlink nội bộ




data vpn

Liên kết nội bộ

Các backlink nội bộ (hay còn gọi là Liên kết sâu, Liên kết nội bộ hoặc Internal Linking) là một hình thức đặt các liên kết giữa những trang trong cùng một website với nhau và thường là được chèn đan xen với nhau. Nếu như ngày trước chúng ta tập trung vào việc xây dựng các backlink bên ngoài thì bây giờ Google đánh giá rất cao với những website áp dụng kỹ thuật SEO backlink nội bộ tốt. Backlink nội bộ có rất nhiều lợi ích mà trong đó phải kể đến việc nó giúp website có chỉ số PR đồng đều (nghĩa là không phải chỉ trang chủ có PR) hay tăng cường Page Authority, tăng tốc thời gian index,..v.v..

Bằng nhiều cách mà mỗi người có một chiến lược cân bằng để xây dựng backlink nội bộ khác nhau, nhưng nếu bạn là người mới tìm hiểu về SEO thì việc tham khảo những kinh nghiệm, mẹo làm SEO thì sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Không cần tìm đâu xa xôi, ngay trong bài này mình sẽ chia sẻ cho các bạn 7 mẹo nên biết khi tiến hành xây dựng backlink nội bộ. Dĩ nhiên, tất cả thủ thuật trong bài này đều nằm trong phạm vi xây dựng backlink nội bộ (trong trang) nên các bạn chớ có hiểu nhầm.

 

1. Đặt backlink vào các trang có nhiều liên kết trỏ về

Một chiến thuật xây dựng backlink nội bộ cơ bản nhất đó là hãy chủ động đặt backlink ở các trang chứa nhiều liên kết trỏ về (hoặc trang có chỉ số Page Authority cao). Ví dụ mình muốn dồn backlink nội bộ vào trang A và blog mình có một trang B có rất nhiều backlink nội bộ trỏ về. Vậy, việc đầu tiên mình cần làm là đặt một backlink cho trang A vào trang B, nếu các bạn có thêm trang C, D thì cứ đặt backlink trang B vào 2 trang này. Như vậy là bạn đã có một mô hình backlink hình tháp tương đối cơ bản và hoàn chỉnh.

Tips: Dùng công cụ SEOMoz để kiểm tra Page Authority và Domain Authority.

2. Dồn tất cả các backlink nội bộ vào một trang chính

Giả sử mình có một trang A, vậy nếu bạn muốn trang A này có thứ hạng tốt, luôn được Google để ý thì hãy vào các trang khác như B, C, D, E, F,…v…Z đặt một backlink trỏ về trang A với các anchor text liên quan.

Trang A mình nói đến ở đây có thể là một trang giới thiệu dịch vụ, bán sản phẩm, show hàng,..v..v..miễn sao là nó có lý do để bạn dồn công sức vào để đẩy nó lên top Google.

3. Đặt backlink nội bộ ngoài trang chủ

Bạn có thói quen xây dựng backlink bên ngoài trỏ về trang chủ của bạn không? Nếu có thì đó là lý do bạn nên đặt một vài backlink nội bộ quan trọng ngoài trang chủ lên càng gần header càng tốt, nó sẽ giúp cho trang được liên kết vừa được bot tìm kiếm truy cập thường xuyên, vừa tăng giúp tăng cường chỉ số Page Authority, đây là chỉ số mà trong tương lai sẽ rất quan trọng.

4. Đặt các liên kết ở bài viết chứa nhiều thông tin quan trọng

Ví dụ blog của mình chuyên về WordPress và thủ thuật viết blog thì mình có 2 bài viết quan trọng nhất đó là Hướng dẫn cài đặt WordPressHướng dẫn trở thành blogger chuyên nghiệp. Mình gọi 2 trang này là trang chứa nội dung quan trọng, như vậy mình sẽ tăng cường sức mạnh cho backlink nội bộ cũng như chiều sâu của 2 bài viết này bằng cách đặt thật nhiều liên kết bài viết liên quan vào đó.

 5. Đừng bỏ quên footer

Có rất nhiều những người làm SEO có kinh nghiệm đều nói rằng các liên kết được đặt dưới chân trang (footer) thì sẽ không có nhiều giá trị cũng như để lôi kéo traffic. Nhưng như thế không có nghĩa là bạn để footer của mình trống trơn hay không đoái hoài tới nó, mặc dù các liên kết có giá trị thấp hơn nhưng nếu bạn đặt một vài liên kết quan trọng nó cũng đủ để làm cho người dùng dễ dàng tìm thấy các thông tin cần thiết, vì nó luôn là nơi người dùng hay để ý tới nhất.

6. Thêm breadcrumb vào blog

Thanh điều hướng (breadcrumb) đều được chúng ta hiểu ngầm là nó sẽ giúp cho người đọc dễ dàng điều hướng từ nội dung này đến các trang mẹ của nó để tìm thêm các bài viết có cùng chủ đề. Thế nhưng breadcrumb còn là một công cụ rất tốt để tăng cường các backlink nội bộ, dù rằng nó không trỏ đến bài viết theo ý của mình.

7. Nếu chưa có blog, hãy xây dựng ngay

Thông thường các website dịch vụ, sản phẩm tại Việt Nam ít có trang nào có tích hợp blog và được cập nhật bài viết thường xuyên. Lợi ích của blog đối với doanh nghiệp không chỉ là giúp giữ chân khách hàng hiệu quả mà còn là một “cái máy” sản sin
h ra rất nhiều backlink nội bộ trỏ về các trang dịch vụ/sản phẩm.

Hãy tưởng tượng mỗi tuần bạn chỉ cần viết đều đặn 3 bài, sau đó mỗi bài đều backlink nội bộ dẫn tới các trang quan trọng thì mình tin chắc rằng sau một thời gian ngắn, nếu các bài viết trên blog đạt thứ hạng cao trên máy tìm kiếm thì bạn sẽ nhận được không ít traffic vào các trang quan trọng đó. Mà các bạn biết rồi đó, blog luôn là thứ mà chúng ta dễ đưa lên top nhất bởi sự thân thiện của nó.

Tạo blog chuyên nghiệp

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong việc xây dựng các blog chuyên nghiệp cho doanh nghiệp, dịch vụ cài blog chuyên nghiệp của mình sẽ giúp bạn thực hiện điều đó với thời gian tiết kiệm nhất.

Lên kế hoạch cho chiến lược xây dựng backlink nội bộ

Khi bắt tay vào một việc gì đó, việc lập một kế hoạch rõ ràng luôn là một việc không thể thiếu nếu bạn muốn công việc đó trôi chảy, xây dựng backlink nội bộ cũng không ngoại lệ. Nếu bạn đã quyết định “focus” vào một trang nào đó với một vài từ khóa nhất định thì trước tiên hãy liệt kê ra như:

  1. Chúng ta sẽ tập trung liên kết cho trang nào.
  2. Tìm danh sách các trang thứ hạng cao, nhiều traffic và có nhiều backlink trỏ về.
  3. Liệt kê danh sách các từ khóa mà ta sẽ sử dụng.
  4. Thời của chiến thuật này là bao lâu.

Sau khi đã có các dự tính cơ bản, lúc này việc quan trọng tiếp theo là viết bài, viết bài về các chủ đề mà có thể liên quan đến trang được backlink càng nhiều càng tốt.

Trên đó là những kinh nghiệm cơ bản của mình khi xây dựng backlink nội bộ. Nếu các bạn có thắc mắc gì thì cứ để lại comment nhé. Ngoài ra kỹ thuật xây dựng backlink nội bộ còn có 1 kỹ thuật phụ nâng cao nữa đó là Pyramid Linking (xây dựng backlink hình tháp), mình sẽ đề cập sâu vào vấn đề này ở một bài viết khác.




data vpn
SHARE THIS POST

Leave your comment