<body>
nhưng chưa có </body>
, và cái thẻ đóng </body>
đó chúng ta sẽ làm ở file footer.php này.Cũng giống như header.php, footer.php là file mà sau này chúng ta sẽ làm cho nó hiển thị ở mọi trang.Trước tiên, bạn nên mở file index.php ra, viết thêm get_footer()
thành giống như thế này:<?php get_footer(); ?>
Coi như bây giờ file index.php của chúng ta sẽ chỉ có hai dòng này.
<?php get_header(); ?> <?php get_footer(); ?>
Hãy nên nhớ rằng, ở file header.php bạn viết thẻ mở nào mà chưa đóng thì nó sẽ được đóng ở file footer.php.
Chẳng hạn như trong file header.php, chúng ta có mở thẻ <body>, <html> và thẻ <div class=”container”> đều chưa được đóng, vậy thì bây giờ chúng ta sẽ viết thẻ đóng cho nó ở file footer.php kèm cái hook wp_footer()
như sau:
</div> <!--end #container --> <?php wp_footer(); ?> </body> <!--end body--> </html> <!--end html -->
Cũng giống như wp_head()
, hook wp_footer()
là giúp cho WordPress nhận ra đâu là phần footer của trang web để một số plugin có thể hook vào và làm được những việc nó muốn.
Nhưng footer vậy có vẻ đơn giản quá, chúng ta ghi một dòng copyright cho nó hoành tráng nha.
<footer id="footer"> <div class="copyright"> © <?php echo date('Y'); ?> <?php bloginfo( 'sitename' ); ?>. <?php _e('All rights reserved', 'onetidc'); ?>. <?php _e('This website is proundly to use WordPress', 'onetidc'); ?> </div> </footer> </div> <!--end #container --> <?php wp_footer(); ?> </body> <!--end body--> </html> <!--end html -->
Giờ thì trang chủ website của chúng ta có thêm “thành viên” mới là Footer rồi. ?
Đây có thể nói là bài ngắn nhất trong serie vì file footer.php thường thì chúng ta rất ít làm gì, ngoại trừ bạn muốn làm cho nó phức tạp hơn như chèn sidebar, menu này nọ nhưng serie này là làm theme đơn giản nên mình loại bỏ hết mấy cái không cần thiết đi.
Ở bài tiếp theo, chúng ta sẽ tiến hành viết code cho index.php nhé.