Những điều tạo nên thành công cho WordPress khi làm SEO

SEO cho WordPress là vấn đề nóng đã và đang được giới blogger thảo luận hàng ngày, thế nhưng bạn đã thật sự nắm rõ được phần cơ bản nhất của WordPress hay chưa thì xin mời bạn hãy cùng Sáu xem qua hết bài viết này nhé.

Thach Pham Blog cũng đã có khá nhiều bài viết hướng dẫn về cách làm SEO cho WordPress, tuy nhiên trong bài viết này Sáu sẽ bổ sung thêm một vài kiến thức bổ ích về các thuật ngữ hay dùng trong WordPress. Nếu như bạn đã cố gắng làm đủ mọi cách rồi nhưng mà vẫn cảm thấy blog của mình vẫn chưa thật sự đạt được kết quả như mong muốn, vậy bạn hãy thử đọc và áp dụng theo những kiến thức mà Sáu đăng ở đây, biết đâu nó sẽ giúp ích được bạn đấy.

Phân biệt Post và Page trong WordPress

Post và Page là 2 thuật ngữ mà bạn thường thấy khi quản lý một trang blog chạy bằng WordPress, đặc biệt khi bạn mới vừa cài đặt blog WordPress thì hệ thống đã tích hợp sẵn cho bạn một trang Sample Page và một bài viết Hello World. Vậy bạn có hiểu ý nghĩa của 2 trang này nó khác nhau chỗ nào hay không?

Post nghĩa là bài viết, là thành phần hay gặp nhật trên WordPress vì sẽ đăng bài viết thường xuyên trên trang của mình. Post thì có thể thuộc về nhiều Category và có thể chứa nhiều Tag (2 thuật ngữ này mình sẽ giới thiệu tiếp phần bên dưới). Một bài viết thì phải phụ thuộc vào một category nhất định, nếu như bạn không lựa chọn Category cho bài viết thì hệ thống sẽ tự động gán bài viết thuộc về category mặc định. Bài viết sẽ có thời gian đăng là khi nào và tác giả của nó là ai, quan trọng hơn cả là bài viết sẽ ẩn dần xuống dưới theo thời gian. Điều này nghĩa là khi bạn viết bài mới thì bài viết cũ hơn sẽ thụt lùi về vị trí phía sau để nhường chỗ cho bài viết mới, càng nhiều bài viết mới thì bài viết cũ hơn sẽ càng thụt lùi về sau sâu hơn.

Hiển thị nội dung bài viết

Hiển thị nội dung bài viết

Page hay còn gọi là trang, là một thành phần đứng độc lập hoàn toàn chứ nó không phụ thuộc vào thời gian, không phụ thuộc vào tác giả cũng như page thì sẽ không có category và tag. Điều này cho thấy sự khác biệt rõ ràng giữa page và post, bạn có thể tạo một trang giới thiệu blog hay một trang liên hệ hoặc một trang nào đó mà bạn cảm thấy cần thiết. Page luôn luôn được xuất hiện ở phần trên cùng của blog và vị trí mà nó hay nằm là Primary Menu.

Hiển thị nội dung trang

Hiển thị nội dung trang

Phân biệt Category và Tag

Ngoài Post và Page ra thì Category và Tag là 2 thành phần cũng đóng góp phần quan trọng không kém khi ta xây dựng nội dung cho blog.

Category hay còn gọi là chuyên mục, là thứ mà nó đại diện cho một nhóm nội dung nào đó trên blog của bạn, thành phần này cũng rất quan trọng, bạn không thể viết bài mới cho blog nếu như trang của bạn không có bất kỳ một category nào. Tuy nhiên, giả thiết đó không thể xảy ra bởi vì lúc nào WordPress cũng giữ lại một category mặc định và category này thường được lấy tên là Uncategorized, bạn không thể xóa được nó nhưng vẫn có thể thay đổi nó thành tên khác tùy thích.

Tag hay còn gọi là thẻ, là thành phần được gán cho bài viết nhằm mục đích liên kết bài viết hiện tại với các bài viết khác sử dụng cùng một tag.

Một trang Archive là gì

Archive hay còn gọi là trang lưu trữ, theo thời gian hoạt động thì blog của bạn sẽ có rất nhiều nội dung. Bài viết trên blog của bạn sẽ được duyệt theo các trang lưu trữ theo date (ngày tháng), lưu trữ theo category, lưu trữ theo tag, hay lưu trữ theo tác giả.

Ngoài ra, đối với mỗi thuật ngữ bên trên đều gắn liền với phân trang (pagination), nếu như blog của bạn cho phép hiển thị 10 bài viết trên mỗi trang và bạn đang có tổng cộng 100 bài viết thì bạn sẽ phải duyệt hết 10 trang nếu bạn muốn tìm kiếm xem tất cả các bài viết.

Sự liên hệ giữa Post, Category và Tag

Một bài viết thì có thể thuộc về nhiều chuyên mục, một chuyên mục thì cũng có thể chứa nhiều bài viết. Nhưng đối với bài viết thì có thể không có tag, còn chuyên mục thì bài viết phải ít nhất thuộc về 1 chuyên mục nhất định.

Sự liên hệ giữa bài viết và chuyên mục

Sự liên hệ giữa bài viết và chuyên mục

Một tag thì cũng có thể nằm trong nhiều bài viết và một tag thì có thể sẽ được nhiều bài viết sử dụng. Một bài viết thì cũng có thể sử dụng nhiều tag trong đó.

Sự liên hệ giữa tag và bài viết

Sự liên hệ giữa tag và bài viết

Cài đặt WordPress phù hợp với SEO

Từ nãy giờ nói phần lý thuyết hơi nhiều rồi, nhưng mà không sao vì tất cả mọi thứ đều có nền tảng từ lý thuyết mà ra, không học thì sẽ không hành được. Sau khi đọc xong và hiểu được những khái niệm cơ bản nhất của WordPress rồi, bạn cùng Sáu xem tiếp phần cấu hình những yếu tố trên như thế nào cho phù hợp nhé.

1. Cài đặt Page

Mỗi blog thì sẽ có một số trang nhất định, trong đó trang giới thiệu là bắt buộc bạn phải có nếu như bạn muốn tạo dựng nên một thương hiệu blog thành công. Kế đến là trang liên hệ và một số trang liên quan đến sản phẩm của bạn, cần thiết hơn nữa thì tạo một trang lưu trữ trong đó có chứa các link duyệt tìm bài viết theo ngày tháng và theo chuyên mục.

Page nên được đặt nằm ở trang chủphải nằm ở trên cùng mọi thứ, tốt nhất là đặt ở main menu (top menu hay
còn gọi là primary menu). Nói ở trang chủ vậy thôi chứ thật ra thì nó xuất hiện ở tất cả mọi trang bởi vì bạn sẽ phải lặp lại phần header ở mục xem bài viết hay xem trang,…

Một page sẽ được đặt link ở menu chính

Một page sẽ được đặt link ở menu chính

Số lượng page bạn tạo có thể lên đến vài chục trang, nhưng đừng nên tạo quá nhiều, hãy tạo những trang thật cần thiết và bạn thấy nó giúp ích trong việc SEO cho blog.

Bạn có thể xem qua ví dụ tại cddos.net

Mô hình menu của cddos.net

Mô hình menu của cddos.net

2. Cài đặt Category

Category nên được bạn lên kế hoạch xây dựng ngay từ đầu khi chuẩn bị tạo blog. Hãy liệt kê ra một danh sách các chuyên mục mà bạn cảm thấy cần thiết cho nội dung mà blog bạn muốn hướng tới. Đừng nên kham quá nhiều nội dung, hãy tập trung xoáy vào một nội dung nhất định.

Để chuyên mục vào dưới mỗi tiêu đề của bài viết

Để chuyên mục vào dưới mỗi tiêu đề của bài viết

Mỗi blog nên có từ 5 đến 10 chuyên mục, bạn sẽ không thể nào viết bài tốt nếu như bạn tạo quá nhiều nội dung trên blog, lúc nào bạn tập trung tìm hiểu một vấn đề thật sâu cũng tốt hơn là tìm hiểu thật nhiều thứ nhưng lại chỉ biết sơ sơ.

Category có thể được đặt nằm chung với page ở main menu hoặc nằm bên sidebar. Hãy loại bỏ chuyên mục mặc định của WordPress (Uncategorized) và thay tên và slug của nó thành một tên khác, việc này sẽ giúp trang của bạn được thêm một điểm cộng trong khâu làm SEO.

Một category có thể được đặt link ở menu chính

Một category có thể được đặt link ở menu chính

Để tối ưu SEO cho Category, mình khuyến khích các bạn sử dụng plugin SEO by Yoast để có thể tối ưu lại thẻ title và meta description ở đó nhằm nó được miêu tả đầy đủ hơn nếu có xuất hiện trên Google.

Các slug của category bạn nên tối ưu càng ngắn càng tốt nhưng phải đảm bảo nó sẽ mô tả đầy đủ ý nghĩa của nó. Trường hợp bạn muốn thêm một dòng chú thích vào category như ở đây thì hãy làm theo cách này.

3. Cài đặt Tag

Tag là thành phần ít quan trọng hơn so với category, do vậy bạn có thể không đặt liên kết tới nó, hoặc chỉ đặt ở vị trí sidebar mà thôi, đừng bao giờ kéo tất cả tag lên main menu bạn nhé, việc này sẽ không giúp ích nhiều trong khi SEO mà có khi là gây hại cho blog của bạn. Hãy đọc qua bài viết kinh nghiệm SEO với tag tốn hơn để hiểu thêm về vấn đề này.

Chỉ nên đặt tag ở sidebar hoặc không cần đặt link cho tag

Chỉ nên đặt tag ở sidebar hoặc không cần đặt link cho tag

Bạn có thể sử dụng bao nhiêu tag cũng được, nói chung đối với tag là không giới hạn về số lượng. Hãy đặt tên cho tag khác nhau và không được đặt na ná nhau bạn nhé, nói là không hạn chế số lượng nhưng bạn hãy tạo tag khi cảm thấy thật sự cần thiết, còn nếu không thì hãy dùng lại tag cũ.

Để danh sách tag vào cuối nội dung mỗi bài viết

Để danh sách tag vào cuối nội dung mỗi bài viết

4. Viết bài mới cho WordPress

Khi bạn tạo một bài viết mới, hãy chú ý là bỏ bài viết đó vào chuyên mục đúng nội dung của nó và sử dụng tag phù hợp với nội dung bài viết. Đừng nên viết một đằng mà tag với category thì một nẻo nhé. Điều này là cực kỳ cấm kỵ trong khi viết bài cho blog.

Đặt tên cho Post, Page, Category và Tag

Tất cả các đối tượng trên WordPress được có một thứ chung gọi là Slug, tạm hiểu đây là một từ hoặc cụm từ không dấu trong đó các từ được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-). Slug sẽ nằm trong phần hiển thị của đường dẫn trên thanh địa chỉ của trình duyệt. Nếu bạn đặt tên của tag hoặc category hoặc những thứ khác trùng nhau thì slug sẽ giống nhau và thêm vào phía đuôi một con số thứ tự dựa vào số lượng trùng lặp.

Để dễ hiểu hơn, nếu như bạn có chuyên mục Hướng dẫn WordPress với slug là huong-dan-wordpress và bạn lại tiếp tục tạo một tag với tên là Hướng dẫn WordPress thì hệ thống sẽ tự động tạo slug là huong-dan-wordpress-2, rõ là 2 thứ khác nhau nhưng đọc vào thì không thể phân biệt được.

Nên cho Google Index những gì

cddos.net cũng đã viết bài hướng dẫn về điều này rồi, bạn xem lại phần hướng dẫn SEO cho WordPress để hiểu rõ hơn nhé.

Đối với Post, Page, Category thì bạn nên cho index tất cả, riêng đối với tag thì bạn hãy để noindex. Tag sẽ phát sinh ra rất nhiều khi bạn viết bài, và đối với các kết quả tìm kiếm thì từ khóa quá nhiều sẽ không giúp ích cho bạn. Ngoài ra t
hì còn có các trang archive và phân trang, bạn cũng nên để noindex hết.

Kết luận

Đây là bài viết trước hết Sáu muốn giới thiệu với mọi người một chút kiến thức về các đối tượng hay dùng khi sử dụng WordPress, hy vọng nó sẽ giúp ích được các bạn khi mới bước chân vào tìm tòi học hỏi WordPress. Đây được coi như là nền tảng để phát huy hết khả năng của bạn trong tương lai.

Qua bài viết này, Sáu cũng muốn gửi lời đến các bạn khi mới học làm SEO, đành rằng là đọc nhiều nhưng hãy lựa chọn những tài liệu thật sự tốt để đọc. Hãy tập trung theo dõi một vài trang blog nhất định thay vì hôm nay làm theo chỗ này, hôm khác làm theo chỗ kia, ngoại trừ trường hợp trang của bạn đang theo dõi nhưng chủ blog không cập nhật bài viết cũng như sửa đổi những cái không còn phù hợp thì bạn hãy chuyển sang blog khác.

Leave your comment