Trong thời gian vừa rồi mình có thấy một số bạn khi sử dụng plugin cache để tăng tốc website WordPress đều có một băn khoăn chung là nên sử dụng plugin nào cho tốt, plugin nào cải thiện tốc độ tốt nhất và phù hợp nhất.
Bởi thế nên trong bài này, mình xin đánh giá qua 4 plugin miễn phí để tạo cache cho website WordPress phổ biến nhất và so sánh những ưu điểm và nhược điểm của các plugin đó khi sử dụng, quan trọng nhất là mình sẽ đưa ra bảng đánh giá tốc độ của từng plugin để bạn có thể biết plugin nào có cache hiệu quả nhất.
Trên website mình thử nghiệm có cài khoảng 7 plugin khác nhau và sử dụng theme Hueman. Đây là cấu hình của một website WordPress cá nhân bình thường mà các bạn vẫn hay sử dụng nên mình nghĩ đánh giá thế này sẽ trực quan hơn.
Như bạn thấy website của mình mặc định nếu chưa có cache sẽ có tốc độ truy xuất tại Dallas, Mỹ là khoảng 2 giây. Ở dưới mình sẽ đánh giá tốc độ trên từng plugin cũng sẽ thử nghiệm tốc độ tại Dallas để công bằng.
Sau khi bật plugin cache, mình tiến hành sử dụng một trình duyệt khác để nó tạo cache trên website ở trang chủ rồi mình tiến hành thử nghiệm tốc độ tại Pingdom thì được kết quả là 327 miliseconds, nghĩa là tăng tốc được khoảng 571%.
Và khi kiểm tra tốc độ tại GTMetrix thì mình được tốc độ báo cáo của họ là 1.37s tại Canada.
Plugin này có rất nhiều tùy chọn cache ngoài cách cache truyền thống (Page Cache) nhưng mình chỉ bật chức năng Page Cache mà thôi, còn tất cả các tính năng khác mình đều không sử dụng. Kết quả khi kiểm chứng tốc độ tại Pingdom là 364 miliseconds, nghĩa là tăng tốc được khoảng 513%.
Còn khi kiểm tra tốc độ tại GTMetrix là 2.21 giây từ Canada.
Với Quick Cache thì mình nhận được báo cáo tốc độ tại Pingdom là 339 miliseconds, tức là tăng tốc được khoảng 551%.
Và trên GTMetrix, Quick Cache được một kết quả rất khả quan là 1.01 giây.
Kiểm chứng tại Pingdom, website khi được bật tính năng Falcon Engine Caching của plugin bảo mật Wordfence Security thì được 315 miliseconds tương đương tăng tốc lên đến 593%.
Vậy ở GTMetrix thì sao? Với tốc độ kiểm chứng trên GTMetrix, Wordfence Secutity được đánh giá là ngang ngửa với WP Super Cache với tốc độ là 1,32 giây.
Kết luận tốc độ của các plugin (xếp theo thứ hạng):
Pingdom
GTMetrix
Ở trên chỉ là đánh giá về tốc độ mà thôi nhưng tiêu chí chọn một plugin không chỉ nằm ở khả năng cải thiện tốc độ mà còn phải có các chức năng phù hợp và cần thiết mà bạn cần trong thời gian sử dụng. Ở phần so sánh này mình sẽ đi tổng quan qua các chức năng của từng plugin, mình sẽ đánh giá theo thứ tự từ plugin có nhiều chức năng nhất cho đến thấp nhất.
Nếu nói về plugin có sự đa dạng về tính năng thì W3 Total Cache vẫn là ngôi vương khó bị phế truất. Trong khi các plugin tạo cache khác chỉ có tính năng HTML Cache (nghĩa là lưu websie thành một nội dung tĩnh làm cache) và cùng lắm là có thêm nén Gzip, nhưng W3 Total Cache lại hỗ trợ đến 5 kỹ thuật cache khác nhau, và mỗi hình thức cache lại hỗ trợ đến 6 phương thức ghi và truy xuất cache khác nhau, nghe có vẻ phức tạp quá nhỉ?
Các kỹ thuật cache của W3 Total Cache hiện tại bao gồm:
Tham khảo: Các kỹ thuật cache trong WordPress.
Và phương pháp thì có khá nhiều nhưng mình xin không liệt kê vì có thể bạn thấy nó hơi rối. Thêm vào đó, nếu bạn cần sử dụng CDN trên website thì plugin này hỗ trợ CDN đa dạng và mạnh mẽ nhất hiện nay.
Ngoài ra, các tính năng quan trọng nhất của một plugin cache là có thể tùy biến được những trang không cần lưu cache và có thể tương thích với các plugin đổi giao diện trên di động như JetPack, WPTouch. Những cái này W3 Total Cache đều làm việc rất tốt.
Do sự đa dạng về chức năng, W3 Total Cache hiện tại luôn được dùng trên những website chạy trên các máy chủ riêng để có thể tùy biến tối đa về các kỹ thuật cache và phương pháp lưu cache, còn trên Shared Host thì đôi khi bạn không cần và bạn có thể thấy tốc độ của nó không được tốt cho lắm trên Shared Host, đó là vì nó nhiều tính năng quá mà bạn chưa khai thác hết.
WP Super Cache là sự lựa chọn tuyệt vời nếu như cần một plugin cache có đủ các tính năng cần thiết và mạnh mẽ để sử dụng, hiện tại nó cũng là một plugin tạo cache được nhiều người sử dụng nhất sau W3 Total Cache.
Ngoài hình thức cache cơ bản và những tính năng tùy chọn lại cache thì nó còn hỗ trợ thêm tính năng sử dụng CDN đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể thiết lập tốt được. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho những người dùng phổ thông.
Plugin Quick Cache này đang nổi tiếng bởi vì tính dễ sử dụng để mọi người có thể dễ dàng thiết lập. Tuy rằng dễ sử dụng nhưng nó cũng hỗ trợ những tính năng cần thiết cho một plugin cache như nén gzip và tùy chỉnh ghi cache trên một số trang đặc biệt. Nhưng đan phần những người chọn plugin này thường không quan tâm đến việc thiết lập, cứ cài plugin vào, bật lên và dùng thôi.
Plugin này không phải sinh ra để làm cache mà nó là một plugin bảo mật, nên các tùy chỉnh về chức năng cache cũng khá hạn chế nên nếu bạn cần plugin cache mà không muốn thiết lập gì cả thì dùng được, còn nếu bạn muốn thiết lập cache nhiều hơn thì không nên sử dụng.
Vả lại, mình cũng không chắc chắn là chức năng Falcon Engine của nó có thể chạy tốt trên tất cả cấu hình host hay không nên mình vẫn khuyên các bạn nên dùng thử nghiệm trước khi bật nó lên website chính của mình.
Nếu nói về plugin tạo cache dễ sử dụng nhất thì mình xếp hạng từ dễ đến khó như sau:
Kết thúc bài so sánh này, mình xin đưa ra một kết luận là nếu bạn dùng Shared Host thông thường thì khi chọn plugin cache, hãy chọn các plugin có tính năng cache thông dụng và dễ sử dụng như Quick Cache và WP Super Cache là tốt nhất, và cũng là các plugin có tốc độ tốt nhất.[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]